
Bình Định: Tăng cường kết nối, đẩy mạnh kế hoạch đầu tư
Trong năm 2022, tỉnh Bình Định tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh; đồng thời Bình Định chủ động thực hiện các phương thức xúc tiến, thu hút đầu tư tại các thị trường có nền kinh tế phát triển một cách linh hoạt và đã đạt nhiều kết quả quan trọng
Những hoạt động xúc tiến đầu tư chủ động, hiệu quả
Theo ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh, với quyết tâm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, chất lượng nhằm thu hút nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước, năm 2022, Bình Định đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với các dự án ngoài khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) từ 32 ngày còn 25 ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã thành lập Tổ công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư với nhiệm vụ trọng tâm vừa xúc tiến, vừa hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư tại tỉnh, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư. Cùng với đó, Bình Định linh hoạt áp dụng hình thức trực tiếp và trực tuyến, mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính, gồm: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
Tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư vào KKT, KCN trên địa bàn tỉnh và yêu cầu Tổ công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư vừa có nhiệm vụ xúc tiến các dự án mới, đồng thời hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh chóng triển khai và đi vào hoạt động, tạo nguồn thu và việc làm cho tỉnh.
Năm 2022, Bình Định tổ chức thành công nhiều chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) quy mô lớn. Có thể kể đến là Chương trình tổ chức tọa đàm gặp gỡ Bình Định - Hàn Quốc 2022 với chủ đề “Chung tay phát triển” và Hội nghị gặp gỡ Hàn Quốc 2022 với chủ đề “Hội tụ nguồn lực, chung tay phát triển” tại tỉnh Bình Định. Hội thảo “Giải pháp khôi phục và phát triển du lịch Bình Định trong tình hình mới” trong đó có nội dung ký kết hợp tác toàn diện giữa UBND tỉnh Bình Định và 4 hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines. Tỉnh đã tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc; tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp CHLB Đức tại Bình Định; Hội thảo xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, Việt Nam - Hà Lan; Hội thảo xúc tiến đầu tư thị trường Thái Lan; Hội thảo xúc tiến đầu tư thị trường Australia; Hội thảo xúc tiến đầu tư thị trường Đài Loan. Cùng với đó, Bình Định tích cực tham dự nhiều Hội nghị, diễn đàn do Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam tổ chức; đồng thời gửi tài liệu quảng bá đối với các đợt xúc tiến đầu tư do các Bộ, Ngành Trung ương tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến với Bình Định. Ngoài ra, tỉnh còn tiếp đón rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu, ký hợp tác đầu tư. Trung tâm xúc tiến đầu tỉnh cũng thường xuyên cập nhật các nội dung mới nhất về đầu tư, pháp lý làm công cụ để nhà đầu tư có thể nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách thu hút đầu tư trên website: skhdt.binhdinh.gov.vn của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Trang tin xúc tiến đầu tư và hợp tác tỉnh Bình Định binhdinhinvest.gov.vn.
Bên cạnh đó, thực hiện cung cấp các nội dung thông tin thực hiện các bài viết liên quan đến tình hình thu hút đầu tư trong năm 2022 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thông qua kênh đại diện xúc tiến đầu tư tại một số nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức… để quảng bá cơ hội, môi trường đầu tư đến các nhà đầu tư nước ngoài.
Những kết quả quan trọng
Từ sự nỗ lực đó, năm 2022, tỉnh Bình Định thu hút mới 77 dự án với tổng vốn đầu tư 19.381,75 tỷ đồng và thực hiện tăng vốn đầu tư 17 dự án với tổng vốn tăng thêm 19.475,50 tỷ đồng. Đối với thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), Bình Định thu hút được 1 dự án đầu tư mới với vốn đầu tư 4 triệu USD; 01 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 05 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn điều chỉnh tăng 16,04 triệu USD. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 87 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,11 tỷ USD.
Về quản lý doanh nghiệp, tỉnh đã chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó việc thực hiện Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/02/2022 về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 của tỉnh Bình Định được triển khai quyết liệt. Kết quả trong năm 2022, toàn tỉnh có 1.143 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 9.781 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 30,9% về số doanh nghiệp đăng ký.
Trọng tâm của kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2023
Năm 2023, tỉnh Bình Định tiếp tục tập trung mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính, gồm: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa. Để công tác xúc tiến đầu tư được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, năm 2023 UBND tỉnh đã chỉ đạo mội số nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng xử lý công việc thông qua các hình thức công nghệ thông tin đối với các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư. Tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ các dự án đã được cấp phép, tháo gỡ các khó khăn cho các nhà đầu tư để đẩy mạnh giải ngân các dự án. Thực hiện đề xuất cắt giảm thời gian giải quyết các thủ tục chấp thuận và điều chỉnh chủ trương đầu tư từ 25 ngày còn 21 ngày (giảm 4 ngày). Theo đó, thời gian lấy ý kiến các cơ quan hiện nay là 12 ngày sẽ được rút ngắn còn ngày 10 ngày (cắt giảm 2 ngày); thời gian Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ, lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến các cơ quan là 8 ngày giảm còn 7 ngày (giảm 1 ngày) và thời gian UBND tỉnh ra quyết định từ 5 ngày giảm còn 4 ngày (giảm 1 ngày).
Thứ hai là đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có hàm lượng trí thức cao, thân thiện với môi trường sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh. Tiếp tục tập trung nhóm các nhà đầu tư vừa và nhỏ nhưng có công nghệ sạch và cao của Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu và một số quốc gia phát triển khác để vừa đẩy nhanh tiến độ lấp đầy KKT Nhơn Hội và các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo, tạo tiền đề hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lớn.
Thứ ba là, tiếp tục cập nhật xây dựng Danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2023 - 2025, trong đó xác định rõ các dự án trọng điểm tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư các KCN, CCN có lợi thế trên địa bàn tỉnh, ngoài các khu, cụm đã quy hoạch.
Thứ tư là Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT cũng như các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư của tỉnh.
Thứ năm là hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Thứ sáu là thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về XTĐT. Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác XTĐT…
Với các chủ trương và giải pháp đồng bộ nêu trên, trong năm 2023, các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư của Bình Định sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, tạo động lực đột phá để kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển lên tầm cao mới.
Ngọc Anh
- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Doanh nghiệp phải tự lùi một bước để tiến hai bước
- Quảng Ninh khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển kết nối Cần Thơ
- Khánh Hòa: Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
- Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới
- Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Chỉ còn 17% trung tâm đăng kiểm tạm thời đóng cửa trên cả nước

Chuẩn hóa dữ liệu mã số định danh cá nhân với mã số thuế cá nhân

Huyện Cát Hải (Hải Phòng) chi hàng chục tỷ xây dựng Cổng chào khu Trung tâm du lịch Cát Bà

Chính phủ nhất trí đề xuất nâng thời hạn thị thực điện tử (E-visa)

Vì sao người lao động lo lắng liên quan đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần?
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản