Bia SAB Việt Nam... bị thâu tóm
- Kinh doanh
- 09:30 15/01/2021
DNHN - Việc sáp nhập sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2021 và Bia SAB Việt Nam sẽ không còn tồn tại.
Nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới Anheuser-Busch InBev đã chính thức thâu tóm toàn bộ Công ty TNHH Sản xuất Bia SAB (Bia SAB) của Việt Nam, sau khi nhận được chấp thuận từ Bộ Công Thương.
Cụ thể, tại Việt Nam, được sự chấp thuận của Bộ Công Thương và AB InBev Asia B.V. (Hà Lan) là chủ sở hữu đồng thời và là nhà đầu tư duy nhất của cả AB InBev Việt Nam và Bia SAB Việt Nam, việc sáp nhập hai công ty đã có hiệu lực chính thức. Theo đó, kể từ tháng 1/2021, sẽ chấm dứt sự tồn tại và Công ty AB InBev Việt Nam sẽ kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như chịu trách nhiệm hoàn toàn các hợp đồng và nghĩa vụ tài sản của Công ty Bia SAB Việt Nam.
Về mặt nhân sự, toàn bộ nhân viên của Bia SAB sẽ trở thành nhân viên Anheuser-Busch InBev Việt Nam, với cùng vị trí làm việc, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân viên không thay đổi. Công ty Anheuser-Busch InBev Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm kế thừa thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ và/hoặc liên quan đến hợp đồng lao động mà Công ty Bia SAB đã ký kết trước đó với người lao động.
Sau sáp nhập toàn bộ nhân viên của Bia SAB sẽ trở thành nhân viên Anheuser-Busch InBev Việt Nam, với cùng vị trí làm việc, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân viên không thay đổi.
Công ty Anheuser-Busch InBev Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm kế thừa thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ và/hoặc liên quan đến hợp đồng lao động mà Công ty Bia SAB đã ký kết trước đó với người lao động.
“Công ty sau sáp nhập sẽ có đủ năng lực và nguồn lực để hoạt động với công suất cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng tại thị trường Việt Nam”, ông Trương Văn Toàn, Giám đốc Pháp lý, Truyền thông và Đối ngoại khu vực Đông Nam Á cho hay.

Sau thương vụ sáp nhập, nhà máy bia của SAB sẽ sản xuất hai loại bia Budweiser và Beck's, trong khi nhà máy của Anheuser-Busch Inbev tại Bình Dương sẽ tiếp tục sản xuất loại bia Hoegaarden và một số sản phẩm cho thị trường Nhật Bản và Đông Nam Á.
Anheuser-Busch InBev (AB InBev) là một công ty nước giải khát và sản xuất rượu bia đa quốc gia có trụ sở ở Leuven, Bỉ. Hãng này là nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới và có 25 phần trăm thị phần toàn cầu. AB InBev đã được hình thành thông qua ba vụ sáp nhập liên tục ba tập đoàn sản xuất bia rượu quốc tế: Interbrew từ Bỉ, AmBev từ Brazil, và Anheuser-Busch từ Hoa Kỳ.
Hiện nay, khoảng 50% số bia được tiêu thụ trên toàn cầu xuất xứ từ các công ty bia danh tiếng thế giới là AB InBev, Heineken, Carlsberg và China Resources Beer Snow từ Trung Quốc. Ngoài Budweider, AB InBev còn sở hữu nhiều thương hiệu bia nổi tiếng như Stella Artois, Corona và. Hogaarden.
Các thương hiệu bia nổi tiếng của Anheuser-Busch InBev có thể kể đến như Budweiser, Stella Artois, Corona và nhãn hiệu quốc tế Beck's, Leffe, và Hoegaarden.
Thị trường Đông Nam Á, mà trọng điểm là Việt Nam và Philippines được đánh giá là có triển vọng tốt hơn về tăng trưởng, theo Jarred Neubronner, nhà phân tích từ Euromonitor.
“AB InBev hiện không nằm trong top 10 thương hiệu bia lớn nhất Đông Nam Á năm 2018, do sự thống trị thị trường của những hãng bia địa phương giá rẻ. Để thực sự tạo nên một cú hích, AB InBev cần một sự tăng trưởng đột phá tại các thị trường Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines”, Jarred Neubronner nói thêm.
Như vậy, bên cạnh nhà máy bia đầu tiên ở VSIP Bình Dương - hiện đang sản xuất nhãn hiệu toàn cầu Budweiser và nhãn hiệu quốc tế Beck’s®, nhà máy Mỹ Phước của Anheuser-Busch InBev Việt Nam sẽ tiếp tục sản xuất bia Hoegaarden® cùng một số thương hiệu bia xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản và Đông Nam Á.
Ngoài ra, Anheuser-Busch InBev cho rằng, việc sáp nhập tại Việt Nam sẽ phù hợp với quy mô phát triển mới, huy động tối đa các nguồn lực để tăng năng lực sản xuất cũng như đơn giản hóa các nguồn lực về chuỗi cung ứng, logistic và quan trọng nhất là mở rộng thị trường.
Việt Nam với dân số gần 98 triệu người, được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực đối với các nhà sản xuất bia. Doanh số bán bia trung bình hàng năm tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2010 - 2020.
Phương Ngân
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai 25/2
Theo kế hoạch, ngày mai (25/2), liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ đợt thứ 4 năm mới 2021.
Dự báo năm 2021 nghành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch covid, nghành sữa Việt Nam xuất khẩu vẫn vượt mốc 300 triệu USD, năm 2021 được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng mạnh.
Chất lượng lợi nhuận thực của ngành ngân hàng 2020?
Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 nhưng ngành ngân hàng vẫn có một năm kinh doanh khả quan, phần lớn thành viên đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng. Tuy nhiên, chất lượng lợi nhuận thực vẫn còn là một điều đáng để ý?
Xu hướng của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2021
Tăng cường áp dụng thanh toán kỹ thuật số; dịch vụ hậu cần sẽ dẫn đầu; đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu - nhà bán hàng là 3 xu hướng của thương mại điện tử được dự báo trong năm nay.
Không gây khó hay “ngăn sông cấm chợ” hàng hóa ra vào giữa Hải Phòng và Hải Dương
Hàng hóa từ Hải Dương về Hải Phòng và ngược lại vẫn lưu thông bình thường nếu bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.
Mặt bằng lãi suất thấp sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2021
Tại báo cáo triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 vừa công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, có rất nhiều các yếu tố để thị trường tiếp tục hình thành một mặt bằng lãi suất thấp.
Giá xăng dầu hôm nay 23/2: Tiếp tục tăng
Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Hiện giá dầu Brent ghi nhận mức giá 65,24 USD/thùng, dầu WTI cũng tăng 2,25 USD lên 61,49 USD/thùng.
Việt Nam đã nhập khẩu hơn 11.000 ô tô nguyên chiếc kể từ đầu năm 2021
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng này (1-15/2), cả nước nhập khẩu 3.463 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch hơn 66 triệu USD.
Hai tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu gần 3 tỷ đô
Tính đến ngày 15/2/2021 xuất nhập khẩu ước đạt 74 tỷ USD, xuất siêu gần 3 tỷ USD tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng bất chấp đại dịch.
VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021 xuất khẩu thủy sản có thể tăng gần 5%
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), năm 2020, sản lượng thủy sản của cả nước đạt 8,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với năm 2019, trong đó nuôi trồng chiếm 54% với gần 4,6 triệu tấn, khai thác chiếm 46% với trên 3,8 triệu tấn.