Năm 2021, ngành thép Việt Nam tiếp tục nhiều cơ hội để bứt phá. Ngành thép Việt Nam tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 Doanh nghiệp thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng tích cực năm 2025 |
![]() |
Trong trường hợp Mỹ áp thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhôm, thép thì sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội do năng lực sản xuất doanh nghiệp Mỹ chưa đáp ứng ngay nhu cầu. |
Sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu
Từ năm 2018 đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia đang phải chịu mức thuế 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với sản phẩm nhôm theo theo Mục 232. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng để xuất khẩu các sản phẩm thép vào thị trường Mỹ.
Theo thống kê hải quan Mỹ, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu USD thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023; trong khi với mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu USD, tăng 9,5%. Trong năm 2024, theo ghi nhận của Mỹ, Việt Nam là quốc gia có giá trị nhập khẩu thép đứng thứ 10 với tổng giá trị nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD. Các quốc gia xếp trên Việt Nam đa phần là những quốc gia được miễn thuế hoặc có hạn ngạch miễn thuế, chẳng hạn như Canada, Mexico, Brazil, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản
Bên cạnh đó, sản phẩm nhôm thép của Việt Nam là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Với sản phẩm thép, Mỹ đã điều tra hơn 34 vụ, chiếm hơn 50% tổng số vụ kiện mà Mỹ điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam còn với sản phẩm nhôm là 2 vụ việc.
Đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, việc áp dụng bổ sung thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nước xuất khẩu nhôm thép vào Mỹ. Đặc biệt, từ sau năm 2018, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thay thế vị trí của Trung Quốc trong xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ, như Canada, Mexico, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil. Do đó, Mỹ hiện nay phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu thép chiếm 12 - 15% và nhôm chiếm tới 40 - 45%.
Đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam thông tin thêm, việc Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay. Dù vậy, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, khó khăn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, khi các nước tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Nhiều công ty thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ, cũng gây ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu thép như Việt Nam.
Doanh nghiệp thép Việt Nam cần có phương án gì để thích ứng?
Thông tin từ Bộ Công Thương về thị trường châu Âu - châu Mỹ năm 2025 cho biết, đối với thị trường Mỹ, về quan hệ kinh tế, thương mại, hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Bộ Công Thương cho biết, hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Mỹ. Ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng của Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương đánh giá trụ cột kinh tế, thương mại sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong tổng thể quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Mỹ. Các vấn đề tồn tại trong kinh tế thương mại song phương nếu có sẽ được chủ động trao đổi thông qua cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Mỹ (TIFA), là cơ chế đang được duy trì thường xuyên, liên tục và hiệu lực, hiệu quả, ở tất cả các cấp nhằm củng cố lòng tin chiến lược giữa hai quốc gia, kiến tạo tầm nhìn chung, góp phần định hướng dài hạn và ổn định lộ trình phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương.
Về việc chính quyền Mỹ sẽ chính thức áp mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu được nhận định rằng sẽ khiến lạm phát của nước Mỹ tăng lên khi nhôm và thép là những mặt hàng cơ bản, nhu cầu sử dụng lớn tại nước này. Vì thế, đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam cho rằng với lợi thế của hàng Việt Nam là giá cạnh tranh, chất lượng tốt, sẽ bổ trợ cho nền kinh tế Mỹ, góp phần giúp giảm lạm phát, bổ trợ cơ cấu ngoại thương hai nước.
Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định của Mỹ về nguồn gốc xuất xứ và luôn sẵn sàng tham gia đầy đủ quá trình giải trình của cơ quan điều tra Mỹ các vụ việc phòng vệ thương mại, khi hiện đã có 34 vụ kiện phòng vệ thương mại với mặt hàng thép và hai vụ việc điều tra với nhôm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.