Điều này nhờ sự hồi phục của nhu cầu bên ngoài, giúp nền kinh tế trong nước có khả năng phục hồi và năng lực sản xuất tăng.
Theo AMRO, sau sự sụt giảm mạnh trong quý II/2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bắt đầu hồi phục trên diện rộng trong quý III/2020 nhờ việc đẩy mạnh chi tiêu cho đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi cũng như xuất khẩu mạnh mẽ. Trong bối cảnh bất trắc gia tăng, AMRO đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì hỗ trợ về chính sách để Việt Nam tăng cường sự phục hồi kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang “trạng thái bình thường mới” sau dịch bệnh.
Do đó, AMRO khuyến nghị Việt Nam hỗ trợ tài khóa lớn hơn nhằm tạo đà cho sự phục hồi kinh tế còn non yếu nếu tăng trưởng suy giảm. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ có trọng tâm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như các hộ gia đình có thu nhập thấp và tiến hành đánh giá định kỳ tính hiệu quả.
Trong khi đó, với dự báo lạm phát ở mức vừa phải, Việt Nam được khuyến nghị cần tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, duy trì các chi phí tài chính ở mức hợp lý cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Với các điều kiện tài chính phù hợp hơn, việc tăng cường giám sát cho vay trong các lĩnh vực rủi ro cần phải được đảm bảo để giảm thiểu rủi ro bong bóng tài sản. Ngoài ra, AMRO cũng nhấn mạnh tới đảm bảo duy trì hỗ trợ phát triển dài hạn, như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, mạng lưới an sinh xã hội và đặc biệt là y tế công, đồng thời quản lý một cách thận trọng những rủi ro đe dọa sự bền vững về tài chính trong dài hạn.
Lyly