6 nhóm người không nên ăn mướp đắng để tránh gây hại sức khoẻ. |
Mướp đắng (Momordica charantia L.) là một thành viên của họ dưa chuột: Cucurbitaceae. Mướp đắng, còn có các tên gọi như bí đắng, dưa Goya, karela và lê nhựa thơm (Stephens 2012). Đây là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, được coi là món ăn chủ yếu trong nhiều loại hình ẩm thực châu Á.
Mướp đắng hay còn có tên gọi khác là khổ qua, là thực phẩm giàu vitamin A, dùng để phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, chống xơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng, chống cảm lạnh,...
Mướp đắng đặc biệt giàu vitamin C, một vi chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến việc phòng bệnh, tạo xương và chữa lành vết thương.
Thành phần dinh dưỡng trong quả mướp đắng. |
Thêm vào đó, chất glycoside trong mướp đắng còn có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Theo đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, bổ thận,...
Ai không nên ăn mướp đắng? |
Mướp đắng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non, do đó bà bầu không nên ăn mướp đắng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mướp đắng có thể gây đột biến gen. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Ngoài ra, mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Mướp đắng có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ thành phần Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Các chất này có cơ chế tác dụng làm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose, nên những người có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng mướp đắng.
Nghiên cứu trên động vật (chuột và thỏ) cho thấy cải thiện dung nạp glucose, giữ được tình trạng hạ đường huyết sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày cùng với đó là giảm lượng cholesterol trong máu.
Đối với người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày. Vì vậy, những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
Việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật.
Hơn nữa, trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.
Mướp đắng có chứa nhiều axit oxalic. Chất này có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi. Bởi vậy, những người bị thiếu canxi: trẻ nhỏ, người già, bị bệnh loãng xương… không nên ăn mướp đắng.
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.
Chỉ nên tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng. Cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng để không ảnh hưởng dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống. Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc. Không nên ăn mướp đắng khi đói bụng. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!