![]() |
8 thức uống giúp mát gan bổ thận. |
Nước dừa là chất giữ nước tự nhiên và là lựa chọn tuyệt vời để giải độc cho cả gan và thận. Giàu chất điện giải, nước dừa giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, rất quan trọng cho hoạt động bình thường của thận. Tính chất lợi tiểu tự nhiên của nước dừa thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi thận, trong khi hàm lượng kali cao hỗ trợ sức khỏe gan.
Râu ngô chứa các flavonoid, vitamin K, chất xơ và khoáng chất như kali, giúp tăng đào thải độc tố qua nước tiểu, hỗ trợ làm sạch thận và giảm phù nề.
Theo National Kidney Foundation, nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, đồng thời giảm viêm nhẹ trong hệ tiết niệu.
Đặc biệt, với người có nguy cơ sỏi thận hoặc chức năng lọc thận yếu, nước râu ngô là lựa chọn lành mạnh.
Từ rất lâu trước đây, trà xanh được biết đến là một loại thức uống thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang không biết uống gì mát gan bổ thận thì có thể sử dụng trà xanh hàng ngày.
Trong lá trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ mệt mỏi, giảm căng thẳng, mát da và đào thải các độc tố có hại ra ngoài. Duy trì thói quen này, làn da của bạn sẽ ngày càng sáng hơn và căng tràn sức sống.
Ngoài ra, uống trà xanh mỗi ngày còn giúp cơ thể phòng ngừa được một vài loại bệnh lý như: chứng nóng gan, xơ gan, hạn chế tình trạng gan nhiễm vỡ, phòng xơ vữa động mạch hay ngăn ngừa ung thư,...
![]() |
Uống gì mát gan - bổ thận - thanh lọc cơ thể? |
Một loại nước có công dụng mát gan - bổ thận tiếp theo mà bạn có thể sử dụng chính là rau má. Trong nghiên cứu y học cổ truyền, rau má có tính mát, hơi đắng và không có độc. Nước rau má có khả năng làm mát cơ thể, giúp giải độc, chống viêm, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho việc phòng ngừa những bệnh lý liên quan đến tim mạch, mụn nhọt, sốt,... Tất nhiên, rau má cũng là một thức uống có công dụng làm mát gan và rất có lợi cho thận.
Lưu ý: Tùy thuộc vào số lượng rau má cũng như mức độ đặc loãng mà bạn mong muốn để chế nước thêm cho phù hợp. Bạn không nên uống nước rau má trong một thời gian dài. Theo đó, bạn chỉ nên uống khoảng từ 2 đến 3 ly rau má mỗi tuần và không nên uống liên tục trong 30 ngày.
Gừng và bạc hà đã được sử dụng nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền do khả năng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy quá trình giải độc. Gừng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp gan xử lý độc tố hiệu quả. Bạc hà được biết đến với tác dụng làm dịu dạ dày, cải thiện chức năng gan. Khi kết hợp với nhau, chúng tạo nên một thức uống buổi sáng giải độc gan và thận tuyệt vời.
Nước thì là có tác dụng như một chất lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Bằng cách thúc đẩy quá trình loại bỏ các chất có hại và giảm sự tích nước, nước thì là hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Tác dụng làm sạch này không chỉ cải thiện tình trạng hydrat hóa tổng thể mà còn góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống hơn.
Atiso từ lâu đã được xem là “thần dược” của gan nhờ chứa cynarin và silymarin, hai hoạt chất có khả năng bảo vệ tế bào gan, tăng cường sản xuất mật và thúc đẩy quá trình thải độc.
Theo một nghiên cứu công bố trên Journal of Functional Foods, chiết xuất atiso giúp giảm men gan ALT, AST ở người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), đồng thời cải thiện chỉ số lipid máu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa atiso vào danh sách các thực phẩm có lợi cho gan.
Trong Đông y, đậu đen là nguyên liệu ngọt, tính bình, có khả năng giải độc, khứ phong lợi thủy, làm sáng mắt,... rất hiệu quả.
Ngoài ra, đậu đen còn có nhiều dưỡng chất vitamin A, B, C, muối khoáng, glucid,... Bên cạnh đó, trong đậu đen còn có cả các acid amin tốt cho cơ thể như lysin, methionin, leucin,... Với nhiều dưỡng chất đặc biệt trên, đậu đen được xem như một loại dược liệu chữa bệnh lành tính, rất tốt với những người có gan yếu, hư thận, bị liệt dương, hoa mắt,...
Bạn có thể uống nước đậu đen hàng ngày để làm mát gan, bổ thận, giải nhiệt cho cơ thể.
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!