Chiều muộn hôm đó, anh Quân – CEO một startup công nghệ – buộc phải xin rút khỏi cuộc họp giữa chừng. Bụng quặn thắt, mặt tái nhợt, mồ hôi vã như tắm. Chỉ vài giờ trước, anh vừa dự tiệc mừng gọi vốn thành công cùng đối tác nước ngoài – với các món đặc sản đắt đỏ, trong đó có hàu sống và sashimi cá hồi.
Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận anh bị ngộ độc thực phẩm cấp tính, mất nước nghiêm trọng. 3 ngày truyền dịch và một tuần nghỉ dưỡng là cái giá cho một bữa ăn. Câu chuyện của anh Quân không phải cá biệt mà là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người thường xuyên ăn ngoài và ít thời gian kiểm soát bữa ăn.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn (như Salmonella, E.coli, Listeria), độc tố nấm mốc hoặc ký sinh trùng. Những “hung thủ” thường gặp: Hải sản sống; thịt nấu chưa chín; rau sống không rửa kỹ; đồ ăn để lâu trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.
5 dấu hiệu cảnh báo và 6 bước xử lý
Sốt cao trên 39°C; nôn ói liên tục, không thể giữ thức ăn hay nước; tiêu chảy; cảm giác khát dữ dội, khô môi, mắt trũng sâu; cơ thể lả đi, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài.
![]() |
6 bước xử lý ngộ độc thực phẩm |
Nếu bạn hoặc ai đó có dấu hiệu ngộ độc sau khi ăn uống, hãy ghi nhớ 6 bước xử lý cơ bản sau: Ngừng ngay việc ăn uống món nghi ngờ; bổ sung nước ấm hoặc oresol từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhanh; nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng; không tự ý uống thuốc chống nôn hay tiêu chảy; theo dõi tình trạng: số lần đi tiêu, sốt, nôn…; đến cơ sở y tế nếu sau 24h không cải thiện hoặc xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng.
Lưu ý: Thông tin trong bài mang tính tham khảo.