Thứ sáu 29/11/2024 01:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ý nghĩa đằng sau việc WHO tuyên bố Covid-19 là “đại dịch toàn cầu”

12/10/2020 00:00
Vì sao WHO quyết định tuyên bố Covid-19 là “đại dịch toàn cầu” và đại dịch Covid-19 có gì giống và khác so với những đại dịch từng xuất hiện?

Khi nào thì một dịch bệnh trở thành “đại dịch toàn cầu”?

Trong cuộc họp báo ngày 11/3 tại Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố dịch Covid-19 là "đại dịch toàn cầu đầu tiên do virus corona chủng mới gây nên".

y nghia dang sau viec who tuyen bo covid-19 la
(Từ trái qua phải) Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Michael Ryan, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và bà Maria Van Kerkhove - trưởng nhóm kỹ thuật của chương trình khẩn cấp của WHO tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 11/3/2020. Ảnh: AFP

Trên thực tế, việc tuyên bố về mức độ của một dịch bệnh thực sự có thể ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận và hành động đối với dịch bệnh đó. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ việc xác định dịch Covid-19 là một "đại dịch toàn cầu" có ý nghĩa như thế nào. Cách gọi này không chỉ liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các trường hợp tử vong vì dịch bệnh. Một dịch bệnh trở thành đại dịch toàn cầu không có nghĩa là dịch bệnh đó khiến nhiều người tử vong hơn các dịch bệnh khác. Tỷ lệ tử vong vì dịch Covid-19 vẫn cao hơn đáng kể so với cúm mùa nhưng chưa cao bằng SARS. Việc tuyên bố đại dịch cũng không phải do sự thay đổi đáng kể về đặc tính của bản thân virus hay nguyên nhân gây ra dịch bệnh.

Thay vào đó, tên gọi "đại dịch" liên quan đến việc một dịch bệnh lây lan như thế nào nhiều hơn. Website của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định "đại dịch toàn cầu" là "sự lây lan trên toàn thế giới của một dịch bệnh mới".

Việc tuyên bố đại dịch là một bước cuối cùng khi đánh giá sự lan rộng của một dịch bệnh truyền nhiễm từ cấp độ địa phương lan ra toàn cầu. Thực tế là dịch Covid-19 từ cuối tháng 12 cho tới nay đã diễn ra đúng như vậy. Một đợt bùng phát của một căn bệnh đã xảy ra vào cuối tháng 12/2019 ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc khi các nhà chức trách thông báo về một nhóm những người mắc phải bệnh viêm phổi lạ. Đợt bùng phát này sớm trở thành dịch bệnh khi số người nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng và lan ra nhiều khu vực khác của Trung Quốc. Bệnh dịch là sự bùng phát của một căn bệnh vượt ra ngoài một giới hạn địa lý nhất định và tiếp tục trong một khoảng thời gian. Tất cả bệnh dịch đều là sự bùng phát của các căn bệnh nhưng không phải mọi sự bùng phát đều trở thành bệnh dịch.

Vậy thì một dịch bệnh lan rộng đến đâu thì sẽ được coi là một đại dịch toàn cầu? Vượt ra phạm vi 1 quốc gia? Hay nhiều quốc gia? Dịch SARS năm 2002 - 2003 vẫn chưa được gọi là một đại dịch. Thậm chí còn không có cả sự đóng cửa giữa các quốc gia. Điều tương tự cũng diễn ra với sự bùng phát dịch Ebola năm 2014 - 2016 ở Tây Phi và sự bùng phát dịch Zika năm 2016, thậm chí tất cả các dịch bệnh này đều có ảnh hưởng tới không chỉ 1 quốc gia.

Tuy nhiên, cả 3 sự bùng phát dịch bệnh trên đều chưa đáp ứng tiêu chí để trở thành một đại dịch như định nghĩa mà tiến sĩ Heath Kelly đưa ra trong 1 bài báo của Tổ chức Y tế Thế giới rằng đó là "một bệnh dịch xảy ra trên toàn thế giới, hoặc một khu vực rất rộng, vượt qua biên giới các quốc gia và thường ảnh hưởng đến một số lượng lớn người". Bài báo của Kelly cũng khẳng định: "một đại dịch thực sự xảy ra khi gần như sự truyền nhiễm đồng thời xảy ra trên toàn thế giới".

Như vậy, mấu chốt nằm ở đặc điểm "gần như đồng thời truyền nhiễm". Điều đó tức là dịch bệnh, trong trường hợp này là một loại virus đang chủ động truyền nhiễm ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Cần phải lưu ý rằng việc xuất hiện trên khắp thế giới không có nghĩa là sự truyền nhiễm xảy ra trên khắp thế giới. Có một sự khác biệt lớn giữa việc phải tới một hoặc một vài địa điểm cụ thể thì mới nhiễm virus với việc có nhiều nơi khác nhau trên khắp thế giới mà bạn có thể bị mắc bệnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng bởi khi sự truyền nhiễm xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, dịch bệnh sẽ khó kiểm soát hơn nhiều. Bạn sẽ không còn có thể kiểm soát hay hạn chế dịch bệnh chỉ ở một hay một vài địa điểm nữa.

Khi sự lây nhiễm xảy ra đồng thời trên khắp thế giới, mục tiêu sẽ thay đổi từ sự ngăn chặn sang việc làm dịu tình hình. Làm dịu tình hình tức là nỗ lực làm giảm tác động của dịch bệnh và chấp nhận thực tế rằng việc không bị ảnh hưởng gì là điều bất khả thi.

Đại dịch Covid-19 và những đại dịch từng xuất hiện trong lịch sử

Ngoài ra, cũng theo định nghĩa của WHO, ngoài việc lây lan trên toàn cầu thì để 1 dịch bệnh thành một đại dịch toàn cầu thì đó phải là một dịch bệnh mới. Chẳng hạn như cúm mùa, mặc dù mỗi năm chủng virus gây nên dịch bệnh này lan rộng khắp thế giới, ảnh hưởng và truyền nhiễm đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng nó không phải là đại dịch bởi virus gây nên cúm mùa không phải là một loại virus mới.

Tuy nhiên, chủng mới của một loại virus đã biết lại là chuyện khác. Có thể kể tới chủng virus cúm mới từng khiến WHO tuyên bố đại dịch cúm H1N1 vào năm 2009. Chủng virus cúm mới này rất khác so với dòng virus cúm mùa thông thường. Khi cơ thể của bạn chưa từng tiếp xúc với một loại virus nào đó, hệ miễn dịch của cơ thể hầu như có rất ít chỉ dẫn cụ thể để đối phó với loại virus này.

Hơn nữa, cùng không có vaccine nào để bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh mới bởi để phát triển được một loại vaccine sẽ cần nhiều thời gian, tiền bạc và các nghiên cứu. Do đó, những căn bệnh mới thường gây nguy hiểm hơn và có nguy cơ tử vong nhiều hơn. Đó cũng là lý do đặc điểm "mới" lại quan trọng trong định nghĩa về một đại dịch. Điều này cũng giúp giải thích vì sao virus cúm mới từng gây nên những đại dịch vô cùng thảm khốc, chẳng hạn như Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 từng ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới và khiến 20 - 50 triệu người tử vong.

Những virus cúm mới và chủng mới của virus corona không phải là những nguyên nhân duy nhất khiến dịch bệnh trở thành đại dịch. Lịch sử từng ghi nhận Đại dịch Tả lần thứ 6 năm 1910 - 1911 khiến hơn 800.000 người tử vong. Tên gọi Đại dịch Tả lần thứ 6 đã cho thấy đó không phải là lần đầu tiên đại dịch này từng xảy ra. Đại dịch Cái chết Đen cũng đã kéo dài từ năm 1346 - 1353. Trong trường hợp này, bệnh dịch hạch thể hạch (Bubonic Plague) đã khiến 70 - 200 triệu người tử vong.

Không phải tất cả đại dịch đều lây lan nhanh như cúm hay dịch Covid-19. Đại dịch HIV/AIDS bắt đầu vào khoảng năm 1980 và chưa đạt đỉnh cho tới tận sau năm 2000. Cho tới nay, đại dịch này đã khiến hơn 36 triệu người tử vong. Vì thế, đại dịch không có nghĩa là nó diễn ra trong 1 hay 2 năm.

Thế giới đứng chung 1 chiến tuyến

Mặc dù việc tuyên bố đại dịch ngày 11/3 đã thay đổi cách mọi người và các quốc gia nhìn nhận về dịch Covid-19 nhưng điều đó hoàn toàn không thay đổi những việc chúng ta cần làm. Trong khi chờ đợi vaccine được phát triển, những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa dịch bệnh là giữ vệ sinh tay và khử trùng mọi bề mặt có nguy cơ lây nhiễm, cũng như đứng cách xa nhau khi giao tiếp xã hội hay tránh để tay chạm vào các bộ phận trên mặt như mắt, mũi, miệng.

Tuy nhiên, việc gọi một dịch bệnh là một đại dịch còn là thông điệp gửi tới mọi người trên thế giới một điều rằng: tất cả chúng ta đứng cùng một chiến tuyến trong cuộc chiến này. Điều đó tức là đại dịch Covid-19 không phải là vấn đề của một vài quốc gia hay một số người. Đại dịch này hiện đã là một vấn đề toàn cầu và hơn bao giờ hết, bây giờ chính là thời điểm để các quốc gia làm việc cũng như hợp tác cùng nhau để đối phó với vấn đề chung này./.

PV

Tin bài khác
15 ngày cấp xong thủ tục đăng ký cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao

15 ngày cấp xong thủ tục đăng ký cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao

“Chính sách thu hút đầu tư được thiết kế theo hướng chuyển đổi mạnh tư duy từ tiền kiểm sang hậu kiểm", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân đề xuất miễn thuế đối với cơ quan báo chí

Đại biểu Nguyễn Văn Thân đề xuất miễn thuế đối với cơ quan báo chí

Tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội diễn ra sáng 28/11/2024, Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình) mạnh dạn đề xuất miễn thuế hoàn toàn cho các cơ quan báo chí.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đối thoại với nông dân tìm hướng phát triển du lịch nông nghiệp

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đối thoại với nông dân tìm hướng phát triển du lịch nông nghiệp

Sáng 27/11, Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân thành phố với chủ đề “Vai trò của nông dân trong phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn”.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng mạnh mẽ sau 3 tháng giảm liên tục

Doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng mạnh mẽ sau 3 tháng giảm liên tục

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 10 đã phục hồi mạnh mẽ, cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào triển vọng kinh tế Việt Nam.
Quảng Ngãi tháo gỡ vướng mắc các dự án quy mô lớn trong Khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi tháo gỡ vướng mắc các dự án quy mô lớn trong Khu kinh tế Dung Quất

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh đang tập trung hỗ trợ 16 dự án đầu tư ngoài ngân sách có quy mô lớn nhằm sớm đưa các dự án vào hoạt động.
Quốc hội thảo luận Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới

Quốc hội thảo luận Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), tập trung vào ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và miễn thuế cho tổ chức phi lợi nhuận.
Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, mở rộng quyền lợi, xóa bỏ ranh giới địa lý khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng.
Đề xuất miễn thuế thu nhập cho tín chỉ carbon, trái phiếu xanh

Đề xuất miễn thuế thu nhập cho tín chỉ carbon, trái phiếu xanh

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon và trái phiếu xanh để thúc đẩy phát triển bền vững.
Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Sáng 27/11, Quốc hội phê duyệt nghị quyết đầu tư 122.250 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2035.
Luật Điện lực (sửa đổi): Tạo động lực cho điện hạt nhân phát triển

Luật Điện lực (sửa đổi): Tạo động lực cho điện hạt nhân phát triển

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ ra tạo cơ hội phát triển điện hạt nhân, đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy công nghiệp, công nghệ mới tại Việt Nam.
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chỉ 11 triệu đồng/người đang gây tranh luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức này quá thấp và cần điều chỉnh cho phù hợp mức sống.
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội trong thảo luận tỏ ý băn khoăn quanh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện TECHFEST 2024 đã diễn ra Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”.
Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Luật Thuế thu nhập cá nhân thông qua từ 2007 trên thực tế một số quy định của luật đã lạc hậu, cần đổi mới để thay thế với những điều khoản phù hợp với thực tiễn.
An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

Hội nghị giới thiệu tiềm năng và sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang tại TP.HCM không chỉ là một sự kiện xúc tiến đầu tư đơn thuần, mà còn là nhịp cầu nối liền các doanh nghiệp, nhà đầu tư với một vùng đất tràn đầy tiềm năng phát triển.