Thứ bảy 19/07/2025 08:34
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Viết lên câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam

12/10/2020 00:00
Thảo luận tại hội trường về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, nhiều đại biểu đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và nỗ lực của ngành Ngân hàng cùng chung tay với Chính phủ trong hỗ trợ phát triển.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) khẳng định, những tháng đầu năm 2020 thế giới có nhiều xung đột và khó khăn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam không chỉ khống chế dịch thành công mà nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Có được điều đó là nhờ Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời như gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NHNN đã có nhiều giải pháp chia sẻ khó khăn với người dân và DN, cũng như tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo thanh khoản trong nền kinh tế.

Viết lên câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu đã khởi sắc hơn trong tháng 5

Cũng đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, song theo Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) Covid-19 là cú sốc toàn cầu, mang tính cấu trúc chứ không phải tạm thời và cục bộ. Bởi vậy hơn lúc nào hết, các DN trong nước rất cần sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ từ Chính phủ, từ ngành Ngân hàng. Do vậy, ông đề nghị Chính phủ đẩy mạnh chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ, trong đó chú trọng hai vấn đề: Thứ nhất, cần quan tâm hỗ trợ dòng tiền để giúp DN tái khởi động lại cỗ máy kinh doanh; Thứ hai, ưu tiên cấu trúc và gia hạn nợ mạnh hơn, giảm lãi cho các khoản vay. Song điều quan trọng hơn là tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục tháo gỡ rào cản về thể chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng, thân thiện cho DN... Ngoài ra, Chính phủ cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tái đào tạo, đào tạo, tích lũy nguồn vốn con người nhằm tạo thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi mới của nền kinh tế.

Đóng góp thêm về giải pháp phát triển kinh tế thời gian tới, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, khi kinh tế suy giảm, nguyên lý cơ bản là nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, tăng chi tiêu công và tăng cung ứng vốn để kích thích nền kinh tế tăng cung. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 làm cả cung và cầu đều suy giảm, nên việc nới lỏng mỗi chính sách cần phải có liều lượng phù hợp. Phải đặt ra ngưỡng trần không được vượt qua; đồng thời phải lường trước các rủi ro để điều hành và đặc biệt để thúc đẩy sản xuất phục hồi. Song cần phải quay về câu hỏi kinh điển là sản xuất gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai…

Phân tích sâu hơn về các chính sách, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, để đảm bảo dòng tiền cho DN vượt qua khó khăn, dự báo còn kéo dài, ngoài chính sách tiền tệ cần tiếp tục giãn thời gian nộp thuế, kể cả năm 2021. Bởi giãn thuế thường có hiệu quả tức thời và để khắc phục khó khăn tạm thời thường hiệu quả hơn miễn thuế và không làm giảm thu ngân sách. Trong khi cũng cần lưu ý nới lỏng chính sách tiền tệ, phải kiểm soát được các chỉ số an toàn nợ của ngân hàng, không để phát sinh nợ xấu quá mức và phải kiểm soát được lạm phát.

Hàng loạt các ý kiến khác cũng cho rằng, một vấn đề lớn hiện nay là dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi sản xuất có thể kéo dài nhiều năm. Vì vậy để lấp đầy lỗ hổng của chuỗi sản xuất, ngoài việc thu hút, chọn lọc FDI, phát triển kinh tế tư nhân thì cần tính đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, cần nhìn nhận lại DNNN ở hai khía cạnh: Một là, do phải đầu tư vào các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác không làm. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cần phải nhìn nhận khách quan về hiệu quả đầu tư của DNNN, không thể đòi hỏi lợi nhuận, hệ số sử dụng vốn như trong các điều kiện bình thường khác.

Hai là, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải coi là cơ cấu lại danh mục Nhà nước đầu tư, nên tiền thu được ngoài việc nộp ngân sách để chi đầu tư, cần phải dành nguồn cho đầu tư mở rộng DNNN, kể cả thành lập mới để hoạt động trong các lĩnh vực các thành phần khác không làm.

Bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và đề nghị Chính phủ cần tận dụng “khoảng lặng” rà soát chính sách để tiếp kiệm chi và kiểm soát đầu tư công của năm 2020 khoảng 700.000 tỷ một cách hiệu quả.

Ở góc nhìn của mình, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP. Hà Nội) cho biết, Việt Nam đang được thế giới nhắc đến như là một kỳ tích trong chống dịch Covid-19. Chính mỗi người Việt Nam, mỗi đại biểu Quốc hội chúng ta cũng đang tự hào suy ngẫm về điều kỳ diệu đó và tự hỏi làm thế nào để hậu Covid-19 trong 10 năm tới, chúng ta có thể viết lên câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam cũng kỳ diệu như chúng ta đã chiến thắng Covid, như chúng ta đã chiến thắng Điện Biên Phủ được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.

Ông cho rằng, chính ngành công nghiệp văn hóa cùng công nghiệp dược, y tế, giáo dục, thể thao, du lịch, ông tạm gọi chung là "kinh tế văn xã" là những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn, rất hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội, là bệ đỡ, động lực bền vững để đất nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.

“Kinh tế văn xã" có thể là một khái niệm, cách gọi mới nhưng thực tế đây là một lĩnh vực mà nước ta có tiềm năng, thế mạnh rất lớn, có khả năng xã hội hóa cao, huy động được nguồn lực lớn của xã hội và của quốc tế… Nhưng lâu nay chúng ta chưa đầu tư khai thác và phát huy được nhiều. “Vì vậy tôi thiết tha đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu lựa chọn đầu tư các ngành kinh tế văn xã là trụ cột, làm khâu đột phá để phát triển đất nước trong kế hoạch kinh tế - xã hội 10 năm tới và những năm tiếp theo”, ông Hưng phát biểu.

Dương Công Chiến

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.