Thứ tư 16/07/2025 03:07
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

VERP: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 6,48% năm 2020

12/10/2020 00:00
Tại buổi công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý IV/2019 sáng ngày 16/1, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) cho rằng, những bất ổn

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 2019

Năm 2019, kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một năm đầy khó khăn. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam lại được các tổ chức quốc tế đánh giá là lạc quan hơn so với thế giới. Đúng như nhận định của Ngân hàng Thế giới, mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng trên đầu Việt Nam.

verp tang truong kinh te viet nam du bao dat 648 nam 2020

Thực tế, nhận định này được dựa trên cơ sở kết quả đạt được khá tích cực của Việt Nam, khi tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%. Đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng vẫn là hai khu vực công nghiệp và xây dựng (50,4%) và khu vực dịch vụ (45%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt, năm 2019, tăng trưởng năm nay có sự khác biệt so với năm trước, đó là chứng kiến mức tăng nhẹ của ngành khai khoáng (tăng 1,29%) sau 3 năm liên tiếp sụt giảm. Đối với ngành nông – lâm – thủy sản, tăng trưởng tuy thấp từ quý I do chịu ảnh hưởng xấu từ bệnh dịch và thời tiết, nhưng ngành thủy sản vẫn giữ mức tăng trưởng ấn tượng trên 6%.

Cùng với tăng trưởng GDP tích cực, khu vực sản xuất tiếp tục mở rộng trong năm 2019. Theo báo cáo của VERP, PMI các tháng của năm 2019 tuy lên xuống thất thường, nhưng luôn ở mức 50 điểm. Tính đến hết năm 2019, chỉ số PMI đã đánh dấu chuỗi 49 tháng mở rộng liên tiếp của khu vực sản xuất. “Điều này chứng tỏ niềm tin của các doanh nghiệp vào nền sản xuất là không thay đổi, họ vẫn hy vọng sản lượng sẽ tiếp tục mở rộng trong năm tới. Đó là triển vọng tích cực của khu vực sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời gian tới” - báo cáo VERP chỉ rõ.

Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2019 còn đến từ tiêu dùng cá nhân. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 11,8% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với 3 năm về trước.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ trong năm 2019 cũng là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều bất động, rủi ro. Theo đó, lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh trong năm 2019 nhưng theo chiều hướng giảm dần. Việc hạ lãi để thúc đẩy tăng trưởng là xu thế tại nhiều nước trên thế giới trước tình hình ảm đạm, nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh

Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, theo đó tăng trưởng GDP đạt 6,8%; CPI bình quân dưới 4%. Nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng, những mục tiêu của năm 2020 có thể đạt được. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cần rất nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% và lạm phát dưới 4% do những bất ổn địa chính trị trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước.

Dự báo quý I/2020 tăng trưởng kinh tế 6,33%; quý II đạt 6,27%; quý III đạt 6,58%; quý IV đạt 6,64% và cả năm sẽ đạt 6,48%” – PGS. TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR dự báo.

Năm 2020, thận trọng trong quan hệ thương mại quốc tế

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Năm 2020, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế được kỳ vọng sẽ khởi sắc sau việc ký kết các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA. Tuy nhiên, theo nhận định của VEPR, Việt Nam cần thận trọng trong quan hệ thương mại quốc tế.

Trong năm 2019, Việt Nam trở thành 1 trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ. Nhưng cùng với lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD, Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ. TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp, Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – lưu ý, Ngân hàng Nhà nước cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việc hạ thấp giá trị của VND để tăng cường thương mại sẽ là điều không nên làm trong thời điểm này.

Ngoài ra, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, trong khi đó, Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. “Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và Mỹ cần rất thận trọng. Việc đối xử với các quốc gia trong thương mại quốc tế là 1 trong những vấn đề lớn của Việt Nam trong năm 2020” - ông Nguyễn Đức Thành lưu ý.

Để tận dụng được những cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các hiệp định thương mại tự do, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động trong nước. Đặc biệt, cải cách thể chế về kinh tế số; mô hình kinh doanh mới…

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất định, rủi ro, đề xuất Chính phủ theo sát tình hình, có kịch bản đối phó với bối cảnh kinh tế thế giới về giá dầu, giá vàng. Ngoài ra, mong Chính phủ thực hiện 2 quyết định và nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. Đó là Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính Trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và Quyết định 999/QĐ-TTg 2019 về Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” – ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế cao cấp đề nghị.

Thu Phương

Bài liên quan
Tin bài khác
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.