Thưởng Tết bằng hiện vật và những câu chuyện dở khóc dở cười

00:00 12/10/2020

Năm 2020 tới đây, có nhiều doanh nghiệp kiến nghị thưởng Tết cho nhân viên bằng hiện vật của công ty thay bằng tiền và đang gặp phải khá nhiều luồng tranh luận.

 

Thưởng phải theo nhu cầu của người lao động 

BOX Điều 103 Bộ luật Lao động 2012 quy định, tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Trong khi đó, tại Bộ luật Lao động (sửa đổi) 2019 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, tại điều Điều 104 quy định về "thưởng" thay vì "tiền thưởng". Cụ thể: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Như vậy, theo quy định này thì từ năm 2021, doanh nghiệp có thể thưởng Tết bằng hiện vật chứ không chỉ là tiền thưởng như quy định hiện nay.

Tiêu dùng & Dư luận - Thưởng Tết bằng hiện vật và những câu chuyện dở khóc dở cười

Hình minh họa.

Tất nhiên, tiền hay hiện vật thì nó đều mang giá trị cũng như tình cảm của anh em trong cùng một tập thể, một cơ quan cũng như cùng một luồng lợi ích. Không có chuyện thưởng tiền hay thưởng hiện vật lại ít giá trị hay ít ý nghĩa hơn. Nhưng đúng là 9 người 10 ý, chúng ta không thể nào đánh đồng quan điểm vào với nhau cũng như không thể biết nhân viên có thực sự hài lòng với quà Tết mà mình nhận được không.

Trao đổi với VnExpress, chị Nguyễn Thị Hoan (công nhân một Công ty điện tử  tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội) trả lời ngay mà không cần suy nghĩ lâu: Tất nhiên là muốn thưởng bằng tiền. Vấn đề ở đây là, đứng về phía người lao động, mỗi người lại có nhu cầu thụ hưởng thành quả lao động của mình một cách khác nhau, không thể bắt ép nhân viên nhận những sản phẩm của công ty bán hay những sản phẩm, vật phẩm cần thiết mà những năm khác đã tặng, nhưng cũng không thể đi hỏi từng người một rằng họ muốn nhận được vật phẩm gì cho từng mùa Tết. Vì rất có thể, món quà mà Sếp tặng nhân viên đó đã có, như vậy vô hình trung trở thành sự lãng phí cho ngân sách công ty. 

Chị chia sẻ, năm nay, tuy Công ty chưa thông báo, nhưng chị đoán chị được 1 tháng lương cơ bản (hơn 5 triệu đồng). Ngoài ra, chị cho rằng, chắc cũng như mọi năm, Công ty còn tặng một túi quà, một tờ lịch theo treo tường. Thưởng Tết là một vấn đề muôn thuở, có người hài lòng có người chưa vừa ý là điều đương nhiên, nhưng có vẻ phương án thưởng Tết bằng tiến để nhân viên có thể tự do quyết toán chi tiêu, công nhân có thể sắm tết những nhu yếu phẩm cần thiết nhất là điều hợp lý hơn cả. 

Chị Vũ Thị Thanh Hà - Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty may xuất khẩu Hà Phong (Bắc Giang) cũng không đồng tình với quyết định thưởng Tết bằng hiện vật cho người lao động. Người lao động có thể tự do dùng số tiền thưởng Tết để có những kế hoạch chi tiêu phù hợp, tránh tặng những sản phẩm không cần thiết hay tặng lại những đồ gia dụng trong gia đình gây lãng phí. 

Thưởng Tết bằng hiện vật – hàng ngàn câu chuyện dở khóc dở cười 

Lại nói về chuyện thưởng Tết bằng hiện vật. Nếu như mỗi công ty lại có cho mình một sản phẩm, một dịch vụ là điểm mạnh ( ngoại trừ những tập đoàn đa ngành ) thì đúng là công ty “kinh doanh gì thì tặng lấy”. Quà Tết của công ty cho nhân viên thường luôn là những sản phẩm vẫn còn nhiều trong kho hay công ty sẽ tặng cốc, chén có in hình hay logo của công ty và một phong bì thưởng tết. 

Infornet đưa tin, nhiều công ty may mặc hoạt động không mấy khởi sắc, đơn hàng giảm mạnh, do đó không có tiền chi thưởng Tết nên để khích lệ nhân viên, một công ty dệt may tại Hoàng Mai, Hà Nội đã sử dụng ngay sản phẩm của công ty sản xuất thưởng cho nhân viên.

Theo đó, thay vì thưởng Tết một tháng lương như mọi năm, công ty quyết định thưởng cho mỗi nhân viên 70 chiếc quần đùi. Một trường hợp “oái oăm” hơn của một doanh nghiệp tư nhân sản xuất nhang. Câu chuyện thưởng Tết ở một cơ sở sản xuất hương ở Đan Phượng, Hà Nội vài năm. Theo đó, cơ sở này cũng đã thưởng Tết cho công nhân mỗi người 100.000 đồng và kèm theo là một bó hương mỗi loại. Lý giải việc thưởng Tết bằng món đồ “cây nhà lá vườn” ấy là bởi sếp ở đây quan niệm “năm hết, tết đến, nhà nào chẳng phải thắp hương”.

Cũng có nhiều công ty cho nhân viên hưởng lương thưởng theo doanh số, mỗi người tùy theo thành quả lao động sẽ nhận được khoản tiền thưởng tết khác nhau, có người lên đến 20 đến 30 triệu đồng là chuyện hết sức bình thường ( theo như anh Nguyễn Hùng - một nhân viên kinh doanh mặt hàng nước giải khát chia sẻ. Một số công ty tặng bột ngọt, dầu ăn, nước mắm, bỉm… cho nhân viên. Tất nhiên, những nhu yếu phẩm này nhân viên không dùng thì cũng có thể đem đi biếu vào dịp tết, nhưng nếu nhân viên còn chưa lập gia đình mà sếp nào cũng tặng đường, nước, sữa, bỉm hay một bộ ấm chén, phích nước,… thì anh em sống sao?! 

Thưởng Tết mỗi năm luôn là vấn đề khiến cả người sử dụng lao động và nhân viên phải đau đầu nhưng nói đi cũng phải nói lại. Thưởng tết âu cũng chỉ là cách để sếp ghi nhận những cống hiến của nhân viên mình trong năm đó, đó vừa là món quà mang giá trị vật chất nhưng cũng phải mang lại giá trị tinh thần để cổ vũ tinh thần cho an hem chứ không đơn giản chỉ là một khoản tiền hay “một cái cúp”. 

Suy cho cùng, thưởng gì thì thưởng, sếp cứ đối với “chúng em” hợp tình hợp lý là có thể làm ăn bằng mười năm ngoái. Một tập thể đoàn kết, phấn đầu, cùng nhau phát triển mới có thể vững mạnh và lâu dài, thưởng Tết ít hay nhiều sao quan trọng bằng cùng nhau đi bao xa?! 

Bích Phượng (tổng hợp)