Thứ tư 02/07/2025 07:53
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Thị trường những ngày cận Tết: Chen chân siêu thị, hội chợ

12/10/2020 00:00
Thay vì ra chợ, vỉa hè sắm tết mà không biết chất lượng, xuất xứ ra sao, nhiều gia đình ở Thủ đô chọn điểm mua sắm có uy tín như các siêu thị, hội chợ xuân để ăn tết an toàn. Chưa bao giờ bia, rượu hạ giá đồng loạt mà vẫn ế...

Người dân Hà Nội thay vì sắm tết các chợ truyền thống đã lựa chọn mua hàng tại hội chợ và siêu thị để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Hồng vĩnh

Ðặc sản vùng miền đổ bộ khắp phố Hà Nội

Từ đầu tháng 1 Dương lịch, Hà Nội tổ chức nhiều hội chợ hàng nông sản các vùng miền để phục vụ mua sắm tết của người dân tại các điểm như: Công viên Thống Nhất; trung tâm Hoa Lư; trung tâm hội chợ Hoàng Quốc Việt… Tại đây, nhiều mặt hàng với thương hiệu có tiếng ở các tỉnh, người dân có thể truy xuất nguồn gốc và quét mã vạch.

Giò bê đặc sản Nghệ An được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng cho bữa ăn ngày Tết với giá 250.000 đồng/kg. Hành tím Lý Sơn cũng được bày bán có giá 110.000 đồng/hộp. Nho xanh Ninh Thuận giá 80.000 đồng/kg, nho tím 50.000 đồng/kg. Mặt hàng được nhiều bà nội trợ tìm mua dịp cận Tết như gạo nếp, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, … cũng góp mặt tại hội chợ.

Bà Thu Thảo (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Mọi năm tôi hay đi chợ truyền thống để sắm tết nhưng 2 năm trở lại đây tôi chọn mua hàng tại hội chợ. Tại đây, tôi có thể mua các sản phẩm nổi tiếng các vùng miền mà giá còn rẻ hơn cả chợ. Quan trọng, tôi hoàn toàn tin tưởng vào các sản phẩm này vì có nguồn gốc, công ty và chứng nhận rõ ràng”.

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp tham gia hội chợ phải có đầy đủ giấy tờ xác nhận là đặc sản của địa phương; Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP do Sở Công Thương các tỉnh, thành xác nhận; Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa. Đặc biệt, sản phẩm phải được đóng gói kín hoặc đựng trong lọ, hộp có nắp đậy, có phương tiện che đậy, tránh bụi, côn trùng gây mất vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm đóng gói phải ghi rõ định lượng, định tính...

Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Chi cục VSATTP... thường xuyên giám sát, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trưng bày, buôn bán tại hội chợ, đặc biệt là công tác VSATTP, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định.

Việc Sở Công Thương Hà Nội tổ chức hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Nguyên đán đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm tới người dân Thủ đô, qua đó ngăn chặn tình trạng khan hàng sốt giá.

Bia, rượu đồng loạt giảm giá

Mọi năm, cứ vào dịp Tết đến, bia, rượu đều bắt tay nhau tăng giá do nhu cầu người dân tăng đột biến. Tuy nhiên, Nghị định 100 quy định về xử phạt nồng độ cồn có hiệu lực mới đây khiến thị trường bia tết năm nay ế ẩm, nhiều nơi còn giảm giá bia. Tại Hà Nội, thị trường bia tết tuần cuối cùng của năm sức mua giảm thê thảm. Chủ một đại lý bia rượu trên đường Lạc Long Quân (Ba Đình) cho biết, thị trường tiêu thụ bia tết năm nay giảm mạnh, thấp hơn 25 - 30% so với năm ngoái, so với hơn nửa tháng trước giá bán nay đã giảm từ 10.000 - 15.000 đồng/thùng bia.

Cụ thể, bia Heineken bao bì xuân cuối tháng 12/2019 bán lẻ giá 420.000 đồng/thùng, nay giảm còn 410.000 đồng/thùng; bia 333 mẫu mới của Sabeco 255.000 đồng/thùng nay bán 240.000 đồng/thùng...

Ngoài bia, thị trường rượu ngoại, như: rượu vang và rượu nặng đều giảm mạnh. Một số đại lý bia rượu trên đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, các công ty mọi năm đặt mua rượu số lượng lớn đến vài trăm chai để biếu khách hàng nay hầu như đổi món hoặc mua chỉ bằng nửa số đó.

Tại siêu thị Big C Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội), khác với cảnh chen lấn ở khu vực bán bánh, kẹo, hoa quả... quầy rượu bia vắng khách. Hiện lượng rượu, bia tại các siêu thị còn khá nhiều.

Siêu thị tăng thêm giờ mở cửa

Để đáp ứng sức mua tăng cao của người dân, nhiều hệ thống bán lẻ sẽ tăng giờ mở cửa từ 2-4 tiếng mỗi ngày. Thông tin từ Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hệ thống bán lẻ của đơn vị này gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Sense City, Cheers sẽ tăng thêm giờ mở cửa phục vụ tết từ 2-4 tiếng mỗi ngày.

Theo đó, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op chỉ nghỉ hoàn toàn ngày mùng 1 Tết và bắt đầu mở cửa trở lại từ mùng 2 Tết, riêng loạt cửa hàng 24h Cheers hoạt động xuyên suốt không nghỉ Tết. Theo Saigon Co.op, ngoại trừ thịt heo, còn lại giá cả của nhóm thực phẩm tươi sống không tăng so với năm trước.

Đại diện hệ thống Big C Việt Nam cho biết sức mua đã có thay đổi rõ rệt hơn so với nhiều ngày trước, thị trường đang chuyển vào đợt cao điểm mua sắm tết. Tuy nhiên, đông nhất vẫn vào các ngày cuối tuần, khi lượng khách đổ đến các siêu thị để tranh thủ mua sắm tết. So với năm ngoái, sức mua ở hệ thống này tăng nhẹ do có nhiều chương trình khuyến mãi tốt và hàng hóa phong phú. Mùa tết năm nay, hệ thống này chuẩn bị khoảng 2.200 tấn bánh kẹo mứt.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Giám đốc siêu thị Coopmart Hà Đông cho biết, để hấp dẫn khách hàng, siêu thị tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu từ 20-49% áp dụng với ngành hàng sản phẩm bánh kẹo, mứt tết... Dự kiến trong ba ngày trước tết, một số siêu thị sẽ tung chương trình khuyến mãi giảm giá sâu cho các mặt hàng nông sản, đây là nỗ lực để hỗ trợ những người sắm tết muộn.

Những giỏ quà tết với món quà như rượu ngoại, bia, bánh kẹo... đã không còn giữ được sự hấp dẫn với người mua năm nay. Thay vào đó, những sản phẩm tốt cho sức khỏe là hàng nội địa đến sản phẩm nhập khẩu đang xuất hiện phổ biến trong giỏ quà tết. Ghi nhận trên thị trường cho thấy các giỏ quà nhân sâm Hàn Quốc, nấm linh chi, yến sào... được nhiều người tiêu dùng chọn mua và là sản phẩm chủ lực của nhiều nhà kinh doanh.

Ngọc Mai

Tin bài khác
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Giữa những biến động khó lường của thị trường toàn cầu, ngành gạo Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng xuất khẩu ổn định, thậm chí đang vươn lên định vị mình ở phân khúc cao cấp. Phía sau kết quả ấy là nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp, những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nâng cấp chất lượng, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng “gạo xanh”.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.