Thứ bảy 12/07/2025 14:20
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Phát triển kinh tế làng nghề: Cần có chính sách phù hợp

12/10/2020 00:00
Các sản phẩm làng nghề của cả nước đã xuất khẩu sang khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD/năm, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân n

Nhiều trở ngại trong phát triển

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống, với 115 nghề truyền thống đã được công nhận, thu hút khoảng 11 triệu lao động tham gia.

Tại Diễn đàn “Doanh nghiệp, doanh nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế làng nghề” do Tỉnh ủy Bắc Ninh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 27/12/2019, tại Bắc Ninh, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, trong hơn 30 năm đổi mới kinh tế làng nghề đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước.

Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, kinh tế làng nghề cũng bộc lộ nhiều vấn đề từ quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong tiếp cận khoa học công nghệ, vốn và hỗ trợ tài chính của nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm và phát triển bền vững…

phat trien kinh te lang nghe can co chinh sach phu hop
Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn

Ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch Tập đoàn Hanaka - một doanh nghiệp đang tham gia đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề cho rằng, trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới, làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhờ có làng nghề, hàng triệu người lao động không những có việc làm mà còn là cách tốt nhất để người nông dân “ly nông bất ly hương”. Tuy nhiên, làng nghề cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như: Đầu ra cho các sản phẩm, đào tạo nghề cho người lao động, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, không có hệ thống xử lý chất thải,...

Đưa ra thực tế từ làng nghề gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), ông Vũ Văn Quý, Giám đốc Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Hưng Long cho hay, làng nghề gỗ Đồng Kỵ với trên 16.000 dân, trong đó có khoảng trên 200 doanh nghiệp và hàng nghìn xưởng sản xuất hộ gia đình. Song, hiện nay do thị trường xuất khẩu đang đóng băng, số lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu chỉ là một phần nhỏ so với trước đây, các doanh nghiệp tại làng nghề gỗ rơi vào tình trạng khó khăn, một phần đóng cửa, một phần đi vào phục vụ khách nội địa, một phần tìm tòi các mẫu mới để phục vụ nhu cầu dân dụng theo xu thế thị trường...

Đối với rất nhiều làng nghề khác hiện nay đã không còn bảo lưu được tính kế thừa. Các bạn trẻ hiện nay có rất ít người muốn gắn bó với nghề do bao đời cha ông để lại. Chưa kể, hạn chế của các làng nghề hiện nay là mẫu mã sản phẩm còn ít, chưa có sự sáng tạo phá cách trong các thiết kế mẫu sản phẩm, do đó không hoặc chưa thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu dùng.

Mấu chốt ở chính sách hỗ trợ

Thời gian tới, trong bối cảnh các điều kiện, môi trường và hoàn cảnh có nhiều thay đổi, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị hiệp hội và các cơ quan quản lý cần hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tại các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn nắm bắt được các cơ chế chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chính quyền các địa phương cần quan tâm lắng nghe, chỉ đạo để phát triển kinh tế làng nghề lành mạnh; quan tâm phát triển kinh tế hợp tác để liên kết trong sản xuất giúp giải quyết các khó khăn. Các cơ quan quản lý cần tách biệt giữa ngành nghề ở nông thôn với các làng nghề truyền thống để từ đó hoạch định lại, có cơ chế chính sách để định hình được hướng đi phù hợp.

Từ góc độ của doanh nghiệp, ông Mẫn Ngọc Anh kiến nghị, cần có chính sách ưu đãi về thuế, tài chính đất đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực kinh tế làng nghề. Có như vậy mới thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hơn tham gia vào lĩnh vực này; có cơ chế cụ thể, ưu đãi về đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và thu gom, tập kết chất thải tại chỗ để có mặt bằng sạch, đặc biệt, cơ chế hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách phù hợp để giúp làng nghề phát triển thành những trung tâm gia công sản xuất phụ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp FDI và các tập đoàn lớn của Việt Nam.

“Sự phát triển bền vững làng nghề phụ thuộc các chính sách hỗ trợ, nhất là về quy hoạch và mặt bằng kinh doanh, về cơ sở hạ tầng và công nghệ bảo vệ, xử lý môi trường; vốn và về phát triển thương hiệu, ổn định đầu ra; gắn với quy hoạch và chiến lược tổng thể xây dựng nông thôn mới…” - ông Mẫn Ngọc Anh bày tỏ.

Theo ông Vũ Văn Quý, Nhà nước cũng như tỉnh Bắc Ninh muốn duy trì được những làng nghề truyền thống như làng nghề gỗ Đồng Kỵ, trước hết cần đảm bảo sự ổn định lâu dài của chính sách, để doanh nghiệp tại làng nghề yên tâm bỏ vốn đầu tư mà không còn phải băn khoăn, trăn trở, lo lắng. Đồng thời, coi doanh nghiệp tư nhân tại làng nghề là một động lực chính để phát triển kinh tế tại địa phương, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các loại hình này có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho địa phương và xã hội.

Tất cả các doanh nghiệp đang kinh doanh tại làng nghề không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế, được bình đẳng về hỗ trợ vay vốn, thuê đất, quy định kinh doanh. “Vì giá thuê đất làm mặt bằng nhà xưởng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại làng nghề Đồng Kỵ đang quá cao so với mặt bằng thuê đất chung của doanh nghiệp trong toàn tỉnh, nên các doanh nghiệp Đồng Kỵ đang phải đầu tư vốn vào mặt bằng sản xuất kinh doanh quá lớn không còn vốn lưu động để kinh doanh” - ông Vũ Văn Quý nói.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề tại chỗ (thực hành tại xưởng trực tiếp) cho các học viên là thợ tại làng nghề để duy trì giữ nghề, phát triển làng nghề lâu dài, tổ chức thường niên các cuộc thi tay nghề cho các thợ lành nghề để vinh danh các làng nghề, các nghệ nhân, các doanh nghiệp có uy tín để doanh nghiệp yên tâm phối hợp cùng nhà nước đầu tư duy trì, phát triển nghề.

Một số đại biểu khác cũng đề nghị các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, việc xây dựng một thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp cũng chính là nền tảng vững bền cho các doanh nghiệp vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

Quỳnh Nga

Bài liên quan
Tin bài khác
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.