Thứ bảy 12/07/2025 13:46
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại: Việt Nam cần thận trọng!

12/10/2020 00:00
Sau Trung Quốc, châu Âu và Mỹ tiến gần đến cuộc chiến tranh thương mại. Là những nền kinh tế lớn, đòn trừng phạt và trả đũa qua lại của các cường quốc có thể gây ra hàng loạt tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Nhiều nước châu Âu đã áp thuế đối với các mặt hàng sản xuất công nghiệp của Mỹ. (Trong ảnh: Sản xuất động cơ xe hơi tại nhà máy của Ceneral Motors). Ảnh: AFP

Viễn cảnh u ám

Sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ mỗi năm, Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế nhiều mặt hàng nông nghiệp Mỹ. Từ 1/6, Mỹ cũng áp dụng mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico. Ngay lập tức, các thành viên EU tuyên bố áp mức thuế 25% với các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ.
Nhiều quốc gia khác cũng bày tỏ ý định sẽ "trả đũa" hành động tăng thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Với Canada, nhà cung cấp thép lớn nhất cho Washington, sẽ áp mức thuế trị giá 12,8 tỷ USD lên hàng nhập khẩu Mỹ. Trong khi đó, Mexico thông báo đánh thuế nhắm vào các nông sản và sản phẩm công nghiệp Mỹ, cho đến khi nào Chính phủ Mỹ xóa bỏ thuế nhôm, thép. Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này từ ngày 21/6 bắt đầu áp thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá gần 2 tỷ USD từ Mỹ…
Tại Diễn đàn G20 năm nay, các đại biểu tham dự một lần nữa thể hiện quyết tâm thúc đẩy hệ thống thương mại tự do toàn cầu nhằm đối phó với những mối đe dọa của chiều hướng bảo hộ. Cả WB, ADB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng Giám đốc WTO… đều cảnh báo, xung đột thương mại lan rộng sẽ tạo một cú sốc tiêu cực đối với tăng trưởng GDP của thế giới, tương đương giảm 1 - 3% trong vài năm tới. Cụ thể, các hoạt động vận chuyển hàng hóa chậm lại. Thêm vào đó, làn sóng mới về chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến thế giới khó ứng phó trước những nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong tương lai, xét từ khía cạnh thuế nhập khẩu tăng làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng. Nhiều nền kinh tế khác ở châu Á lo ngại tác động từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do phụ thuộc bán nhiều sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho các thị trường lớn…

Công nhân lắp rắp ô tô xuất khẩu tại một nhà máy của Trung Quốc. Ảnh: AFP

Hành động của Việt Nam
Theo nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), do Việt Nam có độ mở kinh tế cao, phụ thuộc vào xuất khẩu, tăng trưởng lệ thuộc vào các DN FDI… nếu có sự gián đoạn về thương mại quốc tế, sẽ ảnh hưởng lớn đến triển vọng kinh tế Việt Nam. Năm 2018 dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khoảng 100 tỷ USD, với Mỹ khoảng 50 tỷ USD. Trong khi quan hệ với EU - khối thương mại lớn nhất thế giới của Việt Nam luôn xuất siêu. “Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đáng kể về mặt thương mại” - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick nhận định.
Ông Đinh Tuấn Minh, chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu MarketIntello lưu ý thêm câu chuyện thặng dư thương mại lớn giữa Việt Nam – Mỹ: "Những gì Mỹ nhắm vào Trung Quốc đến thời điểm nào đó cũng có thể quay sang Việt Nam. Ông Donald Trump rất chú ý các vấn đề về bản quyền, bảo hộ trí tuệ... những cái đó Việt Nam còn yếu nên bất cứ lúc nào cũng có khả năng bị sờ gáy".
Một vấn đề quan trọng khác mà các chuyên gia khuyến nghị cần cẩn trọng trong tăng trưởng tín dụng, bởi tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam sau nhiều năm trước tăng trưởng quá cao, đồng thời phải cẩn trọng trong điều hành tỷ giá, rà soát đầu tư cả trực tiếp lẫn gián tiếp (FII). Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, trong bối cảnh căng thẳng thương mại như hiện nay, con đường tích cực nhất là tăng cường hợp tác nhiều hơn và tìm thêm các thị trường mới để bù đắp những thiệt hại. “Điều cần quan tâm đặc biệt ở tầm vĩ mô là phải tiếp tục đảm bảo ổn định vĩ mô và môi trường kinh doanh, chủ động, tìm kiếm đối sách hợp lý, hóa giải thách thức, tìm kiếm được cơ hội” - bà Lan bày tỏ.

Căng thẳng thương mại dâng cao khắp nơi trên thế giới đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo ở nhiều thị trường tài chính trên toàn cầu. Nhìn lại trong hơn bốn thập kỷ qua, cái “dớp” khủng hoảng và chu kỳ trục trặc 10 năm đã luôn xảy ra (trong các năm có đuôi số 9: 1979, 1989, 1999, 2009). Tránh những bất ổn vĩ mô có thể xảy ra trong vòng hai năm tới nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Cần hết sức thận trọng để có những chính sách kiềm chế sự hưng phấn quá mức của các thị trường tài sản. Giảng viên Trường chính sách công và Quản lý Fulbright Huỳnh Thế Du

Cần theo dõi sát tình hình, đánh giá chi tiết tác động cụ thể, cả về tổng thể và theo từng lĩnh vực, để có biện pháp ứng phó. Tất cả DN xuất khẩu đều phải theo dõi các diễn biến của thị trường, những biện pháp trả đũa của các nước liên quan để ứng phó kịp thời. Ứng phó ở đây là cả về thách thức lẫn cơ hội. Đặc biệt khai thác tối đa các hiệp định thương mại với các nước mà Việt Nam đã ký kết. Ông Bùi Ngọc Sơn - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới

Nguyên Anh

Tin bài khác
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.