Thứ bảy 19/07/2025 10:57
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Nâng cao sức chống đỡ trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ

12/10/2020 00:00
Còn 5 tháng nữa sẽ khép lại năm tài chính 2019 - năm bản lề của cả giai đoạn 2016-2020. Đâu là thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra cho nền kinh tế nói chung và TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) nói riêng. TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của T

PV: Ông đánh giá khái quát diễn biến kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2019 như thế nào, thưa ông?

TS. Trần Du Lịch: Khi Chính phủ xây dựng kế hoạch 2019 trình Quốc hội, nhất là về tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đề ra mức tăng 6,6%-6,8% (trong khi năm 2018 GDP tăng tới 7,08%), đã cho thấy chúng ta đã dự liệu những yếu tố thuận lợi có được trong năm 2018 không kéo dài.

Trong bối cảnh khó khăn chung, Chính phủ đã làm được một số việc quan trọng, trong đó có chính sách tiền tệ. Trước đây, chúng ta cứ nghĩ rằng rất khó để giảm lãi suất cho vay nhưng ta đã làm được, trong khi lãi suất huy động không giảm; hay việc ổn định tỷ giá, kiểm soát được CPI. Những kết quả này đã tác động trực tiếp việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tâm lý tốt cho người dân.

Đâu là vấn đề khiến ông băn khoăn, trăn trở nhất?

Theo tôi, vấn đề hiện nay không chỉ lo cho những tháng cuối năm mà cần phải xử lý những tồn tại của nền kinh tế như thế nào để làm “bàn đạp” cho những năm tới. Cụ thể, những vấn đề chồng chéo trong các bộ luật đã được đề cập từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý rốt ráo. Chúng ta cũng đặt ra vấn đề quy hoạch kết cấu hạ tầng rất lớn, nhưng tất cả các dự án đều bị chậm trễ. Tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của quốc gia như xây dựng sân bay Long Thành, đường cao tốc phía Đông rất ì ạch và để làm được thì mấu chốt vẫn là bài toán giải quyết điểm nghẽn về cơ chế. Nạn kẹt xe, ngập nước… là những vấn đề nóng nhưng dư địa để huy động nguồn lực lại không nhiều.

Nhiều vấn đề vướng mắc nhưng chúng ta tháo gỡ quá chậm, ví dụ vướng mắc trong đầu tư công, giải ngân, rồi sự chững lại của các công trình BT, BOT, việc đổi mới một số chính sách về đất đai, dự án đầu tư… do pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất trong nhìn nhận những quy định nên tạo ra sự lo ngại cho những người có trách nhiệm.

Theo ông, Chính phủ cần tháo gỡ khó khăn và điều hành nền kinh tế như thế nào trong những tháng cuối năm?

Điều quan trọng nhất là Chính phủ cần quan tâm, gỡ điểm nghẽn mà pháp luật quy định để tăng huy động vốn, nếu làm chậm sẽ mất cơ hội. Thứ hai, cần các chính sách giải quyết về nông nghiệp. Chúng ta cũng cần nhìn nhận một số vấn đề, đặc biệt là nguồn lợi từ ngư trường là rất hữu hạn, ta không thể tăng đánh bắt tự nhiên để xuất khẩu, do vậy nên làm thế nào để khai thác một cách hữu hiệu sự hữu hạn này, chứ không phải mở rộng bề ngang.

Vừa rồi, tôi đi thực tế tại một số tỉnh như Kiên Giang thì có không ít đội tàu đã phải nằm bờ vì không có ngư trường khai thác, nếu xâm phạm ngư trường sẽ bị dính thẻ vàng như trường hợp Ủy ban châu Âu đã xử phạt. Có sản phẩm chúng ta cũng phải áp dụng công nghiệp để chế biến, nhằm nâng giá trị gia tăng lên chứ không thể xuất khẩu thô mãi được. Cần tăng cường hỗ trợ DN thông qua xây dựng các trung tâm về giống. Chúng ta cũng đã đề ra phải xây dựng 5 trung tâm hậu cần nghề cá, nhưng đến nay vẫn chưa làm được cái nào.

Chính phủ cần phải nâng cao sức chống đỡ trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ để không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô.

Trong lĩnh vực công nghiệp cần đẩy mạnh việc cơ cấu lại các khu công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp hỗ trợ nội địa. Một vấn đề lớn nữa, cần xây dựng một chương trình riêng về nâng cao năng suất lao động, xem đó như một trong những biện pháp đột phá có cơ sở nhất để nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vì hiện nay chúng ta vẫn đứng ở mức thấp so với nhóm ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) thì không thể cạnh tranh tốt hơn trong khu vực. Đồng thời tập trung nghiên cứu các chính sách cho mô hình khởi nghiệp công nghệ cao để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp.

Cuối cùng, việc Chính phủ phải làm, đó là nâng cao sức chống đỡ trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ để không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô. Trong kỳ vọng như vậy, năm 2020 GDP sẽ tăng trưởng khoảng 6,8%, để bình quân 5 năm 2016-2020 đạt mức 6,7%.

Về phía TPHCM, ông có khuyến nghị gì để thành phố về đích trong năm 2019 cũng như giữ vững vai trò đầu tàu của nền kinh tế?

Tôi cho rằng, kinh tế TPHCM không thoát khỏi bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước. Nhưng do đặc thù, nếu nền kinh tế thuận lợi thì TPHCM được hưởng lợi nhiều nhất, còn bất lợi thì cũng là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên.

Với hiện tại, TPHCM cần chủ động tính toán lại bài toán phát triển vùng kinh tế, chứ không phải chỉ riêng thành phố, để phát huy tốt nhất các nguồn lực. Phải giải quyết cho được vướng mắc về cơ cấu hạ tầng, phát huy được vai trò của cảng biển, của hệ thống logistics vì hiện nay nguy cơ tắc nghẽn quá lớn, do sự phát triển thiếu đồng bộ.

Hiện nay, TPHCM cũng đang nỗ lực để xử lý, như đang từng bước xây dựng trung tâm tài chính, nhưng đây là chuyện dài hơi. Còn trong 1-2 năm tới, tôi nghĩ thành phố phải thể hiện rõ về quan điểm đổi mới để phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ hơn, tập trung xử lý về hạ tầng không dàn trải, có những cái không nhất thiết phải làm ngay; đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình còn trì trệ, công trình chống ngập, đường sắt trên cao...

Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, giá đất thực sự là điểm nghẽn. Trên thực tế, nếu giá đất tăng cao sẽ vượt sức chịu đựng của nền kinh tế vì không ai đầu tư hiệu quả với giá đất cao để làm thương mại, dịch vụ hay công nghiệp được. Thực sự chúng ta chưa hết đất, mà chủ yếu là do đầu cơ, trong khi chúng ta đang thiếu các công cụ để chống đầu cơ và yếu kém trong quản lý bất động sản.

Trong bối cảnh chung như vậy, để TPHCM vươn lên đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng nền kinh tế trong những năm tới là thực sự khó khăn, nếu không có những giải pháp đột phá.

Kinh nghiệm cho thấy, khi xác định một vấn đề đúng, phải làm, thì phải tập trung nguồn lực và trong quá trình triển khai phải đeo bám để xử lý ngay những bất cập. Nếu làm mà đụng phải khó khăn rồi bỏ đó, thì sẽ không bao giờ đẩy nhanh được các dự án.

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.