Thứ tư 16/07/2025 03:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hướng tới "xanh hóa" ngành dệt may

12/10/2020 00:00
Là ngành xuất khẩu (XK) trọng điểm của đất nước với hơn 30 tỷ USD/năm, tạo việc làm cho khoảng 3 triệu lao động…, dệt may đứng trước thách thức mới, đó là không chỉ đáp ứng yêu cầu n

Lý do để thay đổi

Dệt may là ngành tạo ra kim ngạch XK quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia, song sản phẩm dệt may Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh về tiêu chuẩn an toàn môi trường, sức khỏe người lao động. Do vậy, doanh nghiệp (DN) trong ngành đang nỗ lực hướng tới giảm phát thải hóa chất độc hại.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng hóa chất các loại sử dụng trong DN dệt nhuộm khoảng 500 - 2.000 kg/tấn sản phẩm. Trong đó, ngành nhuộm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Việt Nam có khoảng 177 DN hoạt động trong lĩnh vực nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất vải, song hầu hết các dây chuyền nhuộm đều chưa được quản lý và khai thác công nghệ tương xứng với tính năng thiết bị.

huong toi xanh hoa nganh det may

Doanh nghiệp dệt may đầu tư công nghệ, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Trong khi đó, với các hiệp định thương mại mới ký kết trong thời gian qua, các chuyên gia cho rằng, một trong những rào cản thương mại lớn của ngành dệt may khi thâm nhập thị trường quốc tế là giảm phát thải. Để phát triển bền vững và tăng giá trị cho XK, DN buộc phải thay đổi. Bởi trên thực tế, người tiêu dùng trên toàn cầu đã bắt đầu xem xét yếu tố trách nhiệm xã hội với môi trường của DN sản xuất và cuối cùng là thương hiệu sản phẩm may mặc đã có hành động sẵn sàng tham gia mục tiêu giảm khí thải nhà kính.

Hành động của doanh nghiệp

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm mong muốn ngành thời trang nói riêng và dệt may nói chung phát triển mạnh mẽ nhưng cần tuân thủ định hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên triển khai Dự án "Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững". Dự án được triển khai từ năm 2018 - 2020, với mục tiêu chuyển đổi ngành dệt may tại Việt Nam thông qua tham gia vào các chính sách quản lý ngành và môi trường để mang lại lợi ích xã hội, kinh tế và bảo tồn cho Việt Nam cũng như toàn bộ khu vực sông Mê Kông - nơi tập trung gần 50% nhà máy may mặc của cả nước.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc "xanh hóa" của ngành tác động đến môi trường và sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như ngành dệt may. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam cần tiếp tục tuân thủ mối quan hệ hợp tác gắn kết, sự phát triển bền vững trong chương trình xanh hóa và tiết kiệm nguồn nước.

Bên cạnh đó, chia sẻ tại Hội thảo Quản lý hóa chất hướng tới giảm phát thải hóa chất độc hại trong DN dệt may tại Việt Nam diễn ra mới đây, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách quy định rõ ràng, minh bạch về tiêu chí công nghệ đầu tư đối với ngành dệt may; xây dựng các chương trình hỗ trợ DN lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn cho DN cách xác định hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc hại, nguy hiểm của hóa chất.

Ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Việt Nam đã cam kết tham gia thực hiện đầy đủ 17 mục tiêu về phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự 2030 toàn cầu; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) năm 2015. Vì thế, ngành dệt may sẽ không nằm ngoại lệ để thực thi các mục tiêu phát triển bền vững này.

Thanh Tâm

TAGS:

Tin bài khác
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.
Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến miễn thuế cho doanh nghiệp công nghệ mới như AI, bán dẫn. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy đổi mới, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.