Cẩn trọng hứng ô nhiễm từ công nghệ cũ

00:00 12/10/2020

Một trong những tín hiệu đáng quan ngại của thương chiến Mỹ - Trung là những gì 2 bên đe dọa nhau, sau đó đều trở thành sự thật. Theo đó đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, vì thương mại hiện nay là mạng sản xuất toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Vốn đầu tư 5 tháng của Trung Quốc tập trung nhiều vào Tây Ninh (vốn đăng ký 514,4 triệu USD), tiếp theo là Tiền Giang, nên có thể nhận định sự đầu tư này liên quan đến chính sách thải các công nghệ cũ và ô nhiễm môi trường ra bên ngoài. 

Bên cạnh tác động tích cực, có những tác động tiêu cực cần phải chú ý. Đó là chủ nghĩa bảo hộ gia tăng gây bất lợi cho nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Cũng từ đây, điều kiện thương mại nhiều nước xấu đi do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm, vì các hàng hóa đó không xuất sang Mỹ được nhiều như trước. 

Do vậy, hàng Trung Quốc tăng cường xuất khẩu sang các thị trường xung quanh, trong đó có Việt Nam. Và khi đồng NDT mất giá, gây sức ép cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Vốn FDI có thể tràn sang Việt Nam gây sức ép với vấn đề quy hoạch ngành, tiêu chuẩn công nghệ và môi trường. 

Trong 5 tháng đầu năm, vốn FDI Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong đó 85% (1,7 tỷ USD) tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực chế biến chế tạo. Liệu có phải chiến tranh thương mại khiến DN Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam? 

Thực tế trước đây, khi nhà đầu tư nước ngoài vào, 72% tổng vốn đăng ký cho chế biến, chế tạo. Ngoài ra các mặt hàng bị đánh thuế hiện nay chủ yếu là hàng công nghiệp có công nghệ cao của Trung Quốc, nên tác động thuế quan chưa đủ để buộc DN nước này phải chuyển ra ngoài. 

Vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam có thể do tác động từ các FTA quan trọng như EVFTA. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm, vốn đầu tư 5 tháng của Trung Quốc tập trung nhiều vào Tây Ninh (vốn đăng ký 514,4 triệu USD), tiếp theo là Tiền Giang, nên có thể nhận định sự đầu tư này liên quan đến chính sách thải các công nghệ cũ và ô nhiễm môi trường ra bên ngoài.

Ông NGUYỄN VĂN KHÁNH, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày TPHCM:

Không vì lợi nhỏ ảnh hưởng cả ngành Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngành da giày có cơ hội được nhắc đến là việc dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tiềm lực của DN Việt còn yếu nên cơ hội có nhưng lại khó nắm bắt, là điều hiệp hội đang lo lắng. Muốn làm được những đơn hàng lớn phải mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm thiết bị, tuyển thêm công nhân… Nhưng điều này không hề dễ dàng với phần đông DN trong ngành. Trước thực trạng đơn hàng có nhưng 1 DN không để đáp ứng, nhiều ý kiến cho rằng có thể chia nhỏ cho nhiều DN cùng làm. Nhưng DN ở rải rác khắp nơi lại thiếu tiếng nói chung, nên thành phẩm dễ rơi vào tình trạng thiếu đồng bộ. Vừa qua hiệp hội đã đề nghị lãnh đạo TP và Chính phủ xem xét cấp đất để ngành có thể hình thành cụm công nghiệp vừa, đưa các DN về chung để liên kết thực hiện được nhiều đơn hàng lớn. Việc hình thành cụm công nghiệp còn giúp từng bước giải bài toán về nguyên phụ liệu cho ngành. Hiện ngành da giày vẫn phải nhập khẩu lượng lớn nguyên phụ liệu, khiến tăng trưởng xuất khẩu khó đạt được những mục tiêu lớn. Nếu không chủ động được nguyên phụ liệu, chúng ta rất khó có những bước tăng trưởng đột phá cho ngành. Mối lo nữa trong bối cảnh hiện nay là việc gian lận xuất xứ hàng hóa nếu không cẩn trọng có thể xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu toàn ngành. Chúng tôi cũng thường xuyên khuyến cáo DN hội viên không vì cái lợi nhỏ mà ảnh hưởng đến xuất khẩu chung cả ngành. Bởi nếu phía Mỹ thấy xuất khẩu tăng đột biến, họ có thể nâng thuế với sản phẩm da giày của Việt Nam.

LS. KEN ĐẠT DƯƠNG, Công ty Luật TDL tại Hoa Kỳ:

Nhiều công ty Mỹ sẽ vào Việt Nam Lâu nay DN Mỹ ít đầu tư trực tiếp vào Việt Nam so với các quốc gia châu Á và Đông Nam Á khác. Nhưng trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung hiện nay, các công ty Mỹ lại đang chuyển hướng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong 24 tháng qua Công ty Luật TDL đã hỗ trợ cho khoảng 20 DN Mỹ đi thẳng vào thị trường Việt Nam. Cách làm của các công ty Mỹ là mua bán, sáp nhập, liên doanh. Đây là thời điểm tốt để DN Việt Nam gọi vốn, bán vốn, học hỏi kinh nghiệm từ đối tác Mỹ. Lý do nữa khiến nhiều DN Mỹ quan tâm đến thị trường Việt Nam, là Việt Nam đã và sẽ ký kết những FTA quan trọng như CPTPP hay EVFTA. Song việc DN Mỹ đổ bộ vào thị trường Việt Nam sẽ đặt ra những thách thức. Đó là cạnh tranh lao động (lương của các công ty Mỹ luôn cao nhất trên thị trường), thiếu nguyên liệu sản xuất… Đặc biệt những rủi ro pháp lý, như các công ty dùng Việt Nam để sản xuất với nguyên liệu mua từ Trung Quốc, sẽ bị Mỹ áp thuế. Hay việc nhập nguyên liệu Trung Quốc để sản xuất, luật quy định 51% nguyên liệu tại nước nào hàng được tính xuất xứ của nước đó. Bên cạnh đó, nếu công ty Mỹ dùng đến 49% nguyên liệu từ Trung Quốc, thực tế Trung Quốc được hưởng lợi, không phải DN Việt Nam. Ngoài ra, không chỉ DN Mỹ, các DN Trung Quốc cũng có thể dịch chuyển sang thị trường Việt Nam. Vì thế, DN Việt phải hết sức lưu ý trong việc tìm kiếm đối tác, hợp tác làm ăn để tự bảo vệ mình. Hiện nay luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam chưa mạnh, khi nhiều công ty nước ngoài cùng mở nhà máy sản xuất, vấn đề môi trường cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.

TS. PHẠM SỸ THÀNH, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Trung Quốc