Thứ năm 10/07/2025 11:42
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Công Thương: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó điều tra chống bán phá giá từ WTO

12/10/2020 00:00
Các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã cam kết dỡ bỏ hoặc cắt giảm các chính sách mang tính cản trở thương mại. Tuy nhiên, một số chính sách nhất định nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước vẫn được cho phép thực hiện.

Một trong số các chính sách đó là các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Các biện pháp PVTM là các chính sách được đưa ra với mục đích chính là bảo đảm cạnh tranh công bằng, bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Vì vậy, các biện pháp này được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.

Hiện nay, các biện pháp PVTM có thể được áp dụng dưới một trong ba hình thức: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong số các biện pháp PVTM, chống bán phá giá (CBPG) là công cụ được các thành viên sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ trên 90%.

bo cong thuong tang cuong ho tro doanh nghiep ung pho dieu tra cbpg tu wto

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện CBPG

Thống kê của WTO, bên cạnh việc thực thi các hoạt động điều tra CBPG với tần suất cao khoảng 200 vụ/năm, các thành viên WTO cũng thường xuyên thay đổi pháp luật, điều chỉnh chính sách trong nước, cập nhật thực tiễn điều tra từ nước khác nhằm đa dạng hóa cách tính toán biên độ bán phá giá, từ đó tạo cơ sở đưa ra các quyết định chính sách khác nhau. Một trong số những thay đổi đó chính là việc sử dụng quy định tại Hiệp định ADA (Hiệp định CBPG) về tình hình thị trường đặc biệt (PMS). Tình hình thị trường đặc biệt là tình huống trong đó có sự bóp méo giá cả hay chi phí sản xuất do sự tác động của chính phủ dẫn đến việc so sánh giữa giá trị thông thường và giá trị xuất khẩu không được chính xác.

Bộ Công Thương cho biết, về cơ bản, đây là việc nước nhập khẩu từ chối sử dụng số liệu của nước xuất khẩu, dùng số liệu do mình lựa chọn để tăng thuế PVTM nhằm tìm cách nâng cao mức độ “bảo hộ” sản xuất trong nước. Mặc dù Hiệp định ADA của WTO cho phép sử dụng phương pháp thay thế để tính toán biên độ phá giá khi tồn tại một “tình hình thị trường đặc biệt”, nhưng cách thức sử dụng và xác định như thế nào phụ thuộc vào nội luật của từng quốc gia và thực tiễn của cơ quan điều tra mỗi nước.

Trên thế giới đã có một số quốc gia có quy định pháp luật khá chi tiết và có nhiều kinh nghiệm trong điều tra vấn đề này. Ngoài ra, cũng có nhiều vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO về nội dung này với các phán quyết của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm WTO.

Theo Bộ Công Thương, tính đến nay, Việt Nam đã đối mặt với 7 vụ việc điều tra CBPG trong đó có điều tra về tình hình thị trường đặc biệt đều liên quan đến các sản phẩm thép. Thông thường trong các vụ việc điều tra CBPG, doanh nghiệp sẽ là đối tượng chính phải trả lời các bản câu hỏi để cơ quan điều tra nước nhập khẩu xác định biên độ phá giá. Tuy nhiên, khi kết hợp điều tra về “tình hình thị trường đặc biệt”, cơ quan điều tra nước ngoài còn xem xét đến cả các chính sách có tính chất can thiệp của chính phủ được ban hành ở cấp trung ương cũng như địa phương.

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, đối với các vụ việc bị khiếu kiện nội dung “tình hình thị trường đặc biệt”, Bộ Công Thương đều tham gia hợp tác chặt chẽ, chủ trì, phối hợp với các Bộ/ngành và địa phương chuẩn bị và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan điều tra nước ngoài.

Trên cơ sở nỗ lực của Bộ Công Thương và các Bộ/ngành, địa phương, tính đến nay, trong số 7 vụ việc điều tra chống bán phá giá có cáo buộc “tình hình thị trường đặc biệt”, Việt Nam đã xử lý thành công 4 vụ việc với kết quả cơ quan điều tra kết luận rằng cáo buộc của nguyên đơn là không có căn cứ; 2 vụ việc đang tiến hành điều tra và 1 vụ việc cơ quan điều tra kết luận dựa trên dữ liệu sẵn có do doanh nghiệp từ chối tham gia. Từ đó, mức thuế bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu được giảm đáng kể, phần nào hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất khẩu.

Ứng phó với xu hướng các vụ việc PVTM ngày càng gia tăng, nội dung “tình hình thị trường đặc biệt” cũng có thể được các nước tăng cường sử dụng, thời gian tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội liên quan triển khai các nhiệm vụ, biện pháp để xử lý, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện của nước ngoài; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu.

Hoa Quỳnh

TAGS:

WTO
Tin bài khác
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần tìm giải pháp đột phá để Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế hai chữ số.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.