Thứ bảy 19/07/2025 10:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Công Thương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh: Thiết thực, đi vào chiều sâu

12/10/2020 00:00
Với quan điểm đổi mới, quyết liệt hành động, Bộ Công Thương đã có nhiều đề xuất tham mưu cho Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát để cắt giảm, đơn giản điều kiện đầu tư, kinh doanh (ĐKĐTKD), tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN).

Bộ Công Thương được đánh giá là Bộ tiên phong cải cách hành chính (CCHC), đơn giản hóa, cắt giảm ĐKĐTKD. Ông có thể chia sẻ về đột phá của công tác này?

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã thực hiện hai đợt cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục ĐKĐTKD. Đợt 1, thực hiện theo Nghị quyết số 98 ngày 3/10/2017 của Chính phủ quy định yêu cầu rà soát, đánh giá, bãi bỏ từ 1/3 - 1/2 số ĐKĐTKD hiện hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của từng bộ, ngành. Thực hiện nghị quyết, Bộ Công Thương ký quyết định 3610A ngày 20/9/2019 ban hành Đề án Dự kiến cắt giảm ĐKĐTKD. Trên cơ sở đó, Bộ đã trình Chính phủ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018, sửa đổi một số nghị định liên quan đến ĐKĐTKD thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và 9 nghị định trong năm 2017, 2018. Theo đó, trong đợt 1, Bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 675 ĐKĐTKD trên tổng số 1.216 ĐKĐTKD, chiếm tỷ lệ 55,5%. Tất cả ĐKĐTKD đã công bố đầy đủ theo yêu cầu công khai, minh bạch của Chính phủ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Đợt 2, thực hiện Nghị quyết số 19/2018 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ra Quyết định 3720 ban hành Đề án 3720 cắt giảm, đơn giản hóa 202 thủ tục ĐKĐTKD. Năm 2020, trên cơ sở Đề án 3720, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2020 cắt giảm, đơn giản hóa 205 ĐKĐTKD, vượt chỉ tiêu 3 điều kiện. Có thể nói, Bộ Công Thương là Bộ đi đầu, khi thực hiện cắt giảm 70% các ĐKĐTKD.

Việc cắt giảm ĐKĐTKD của Bộ Công Thương gặp những tồn tại, khó khăn nào, thưa ông?

Đến nay, khó khăn, thách thức về thực hiện CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD vẫn rất nhiều. Trước hết, là do nhận thức lãnh đạo, nguồn lực vật chất nội tại của ngành; sự phối hợp của các bộ, ngành, đồng hành của cộng đồng DN, người dân cũng như cơ quan truyền thông, báo chí chưa chặt chẽ, đồng bộ. Thực tế, nhiều khi DN thường đứng trên lợi ích của cộng đồng để đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của họ, trong khi số lượng cắt giảm ĐKĐTKD chúng ta không thể dàn đều nên tiếng nói của DN nhiều khi không đồng lòng, tán thưởng khách quan. Mặt khác, dù Bộ Công Thương đẩy mạnh truyền thông về công tác CCHC, nhưng vẫn chưa tập trung phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng DN, người dân biết là Bộ đã làm gì để có sự thấu hiểu, chia sẻ.

Bộ Công Thương đang tích cực thực hiện kế hoạch cắt giảm ĐKĐTKD giai đoạn 2019 - 2020, trong đó nổi bật là Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Ông có thể cho biết về nét mới của đợt cắt giảm này?

Năm 2020 được xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì vậy, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCT ngày 17/1/2020 về việc tiếp tục rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC, ĐKĐTKD và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN và người dân. Thực hiện Nghị định số 17/2020, Bộ Công Thương tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thêm 205 ĐKĐTKD, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh rượu, thuốc lá, ôtô, khí, dầu mỏ, hóa lỏng, khoáng sản, an toàn thực phẩm. Trong đợt này, nhiều điều kiện đã được bãi bỏ. Đối với lĩnh vực ôtô, đã bãi bỏ giấy chứng nhận kiểu loại ATA; hay trước đây, chúng ta có phương thức thử nghiệm theo lô, nhưng theo Nghị định 17 thì thử nghiệm theo kiểu dáng, kiểu loại. Đối với điện lực, đã bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện liên quan đến tư vấn chuyên ngành điện lực, như tư vấn với công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời, đường dây, trạm biện áp…

Trong bối cảnh hội nhập, CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD cần sự nỗ lực của tất cả các bộ, ngành. Ông có khuyến nghị gì để các hoạt động này đi vào chiều sâu, thiết thực?

Trước hết, để công tác CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD đi vào thiết thực, chiều sâu, cần phải nhấn mạnh và phát huy vai trò của người lãnh đạo, trách nhiệm người đứng đầu. Về vấn đề này, đối với Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ trưởng đã rất chú trọng, cùng lãnh đạo Bộ và các đơn vị quyết tâm cắt giảm ĐKĐTKD. Thứ hai, cần thực hiện thường xuyên, liên tục, không làm theo phong trào. Theo đó, sau Nghị định số 17 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo Vụ Pháp chế, các đơn vị xây dựng các phương án cắt giảm đợt 3. Thứ ba, các bộ, ngành, địa phương phải lấy DN làm trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN. Đây chính là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, nâng cao chất lượng sự phối hợp giữa các bộ, ngành, nhận thức trách nhiệm, năng lực của cơ quan, cán bộ hành chính nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính phủ điện tử. Thứ năm, cần tăng cường công tác truyền thông, đối thoại giữa bộ, ngành, các địa phương với cộng đồng DN và người dân; hoàn thiện thể chế, quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho DN, người dân.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh(t/h)

Tin bài khác
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.