Yếu tố tác động tới công tác điều hành giá thời gian tới
- Vấn đề
- 10:31 03/03/2021
DNHN - Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, kinh nghiệm từ việc kiểm soát lạm phát thành công 5 năm liên tiếp sẽ là tiền đề để nước ta có thể tiếp tục kiểm soát lạm phát năm 2021 và các năm tiếp theo.
Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá của một số mặt hàng thiết yếu theo các giải pháp đã được đề ra theo nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát; thận trọng trong việc điều hành giá những tháng đầu năm để tránh lạm phát kỳ vọng trong thời điểm dịch bệnh.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã xây dựng và lên kịch bản điều hành giá trong năm 2021, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% Quốc hội đề ra. Với kinh nghiệm điều hành kiểm soát lạm phát thành công 5 năm liên tiếp sẽ là tiền đề để Chính phủ tiếp tục kiểm soát lạm phát năm 2021 và các năm tiếp theo.
Nhận định về các yếu tố tác động bất lợi tới công tác điều hành giá trong năm 2021, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, nhóm mặt hàng nhiên liệu, xăng dầu diễn biến hết sức phức tạp, có yếu tố tăng, có giảm nhưng diễn biến rất bất thường khiến cơ quan quản lý không thể dự báo hết được. Theo ông Tuấn, giá xăng dầu trong năm 2021 sẽ có xu hướng tăng.

Đối với nhóm các mặt hàng thiết yếu, trong đó có mặt hàng thịt lợn cũng rất quan ngại nếu không thể kiểm soát tốt dịch bệnh. Ngoài ra, tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nguồn cung cũng như tác động tới thị trường. Bên cạnh đó, công tác điều hành giá một số mặt hàng Nhà nước còn tiếp tục phải thực hiện theo lộ trình như dịch vụ công (y tế, giáo dục) cũng là áp lực đối với công tác điều hành giá năm 2021.
Một yếu tố quan trọng nữa, đó là trong năm 2021 dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, do đó cần phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ có thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mới có thể điều hòa cung cầu, từ đó mới kiểm soát tốt được lạm phát.
Do đó, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành theo chức năng tiếp tục bám sát tình hình giá cả thị trường để có điều hành cụ thể. Ví dụ như mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để điều hành giá xăng dầu vừa tính đến yếu tố thị trường, vừa kết hợp với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để điều hành.
Đối với mặt hàng điện, cần đánh giá kỹ yếu tố chi phí tác động đến giá thành để xem xét mức độ ảnh hưởng đến giá điện để có kịch bản điều hành. Ngoài ra, các bộ, ngành, theo chức năng nhiệm vụ, cần nỗ lực hơn để tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần kiểm soát chặt dịch bệnh, tiếp tục tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nguồn cung, điều hòa cung cầu để giảm áp lực về giá.
Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải kiểm soát giá cả thị trường theo chức năng nhiệm vụ từ trung ương đến địa phương. Cùng với đó, công tác thông tin tuyên truyền cũng rất quan trọng, để nắm bắt tình hình thị trường cũng như chủ trương chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong điều hành giá, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh lạm phát kỳ vọng".
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thì cho rằng, để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.
Bộ Tài chính với chức năng quản lý giá cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm và các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bộ Tài chính phải chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả.
An Hoàng
Tin liên quan
- Startup giao hàng tạp hóa đã huy động được 14,5 triệu đô la nhờ khắc phục điểm yếu của Instacart
- Dhanin Chearavanont : “Cách duy nhất để thành công khi tiếp quản một công ty chính là không ngừng tạo nên những mối làm ăn mới”
- Lần đầu tiên, Việt Nam thực nghiệm phẫu thuật nội soi khớp háng bằng công nghệ 3D
- Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
#điều hành giá

Dự báo nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ có biến động trong năm 2021, cần điều hành giá
Dịch COVID-19 đã có những tác động đến nền kinh tế và thị trường hàng hóa trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Điều hành ổn định giá những tháng cuối năm
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá các mặt hàng những tháng cuối năm 2018 và định hướng điều hành giá cho cả năm 2019.
Đọc thêm Vấn đề
Quảng Bình: Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 4/2021
Vừa qua, tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự buổi tiếp có đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 xử lý 100% chất thải y tế nguy hại
Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% lượng chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo.
Hà Tĩnh nỗ lực siết chặt quản lý môi trường
Hà Tĩnh đã và đang đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường, nhất là sau sự cố xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa cách đây 5 năm.
Quảng Bình: Khởi công chặn dòng, dẫn dòng dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã tiến hành khởi công chặn dòng, dẫn dòng Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan, bảo đảm đúng tiến độ an toàn của công trình thủy lợi Rào Nan. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Quảng Bình: Bàn giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021
Vừa qua, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng thu học phí nhưng chất lượng chưa kiểm soát
Đây là sự bất cập lớn đang chờ giải pháp của nhiều trường đại học khi tăng thu học phí nhưng vênh chất lượng chưa được kiểm soát.
Siết quản lý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố.
Hòa Bình lên kế hoạch chi tiết di dời dân, ứng phó khi có thiên tai
Tỉnh Hòa Bình xây dựng phương án chi tiết di dời dân khi có thiên tai xảy ra và bố trí các điểm ổn định dân cư khi sơ tán; khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc giao dự toán ngân sách bảo trì hệ thống hạ tầng đường sắt quốc gia cho Cục Đường sắt Việt Nam là đang thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2020 hiện hành.
Doanh nghiệp “lách luật” trong việc đóng BHXH cho người lao động
Theo BHXH Việt Nam, hiện nay phần đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động chiếm tới 2/3 tổng số tiền phải đóng, điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách để giảm bớt phần trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm.