Chủ nhật 06/07/2025 06:58
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Yên Bái: Huyện Văn Chấn hỗ trợ các mô hình HTX, tổ chức sản xuất liên kết giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng

Nhằm hỗ trợ các mô hình Hợp tác xã, các tổ hợp tác, hộ kinh doanh có thêm nguồn kinh phí để đầu tư công nghệ, máy móc, trong những năm gần đây, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã triển khai có hiệu quả nhiều trường trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương.
Yên Bái: Huyện Văn Chấn hỗ trợ các mô hình HTX, tổ chức sản xuất liên kết giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng
Chủ nhiệm Hợp tác xã Dâu tằm Chấn Thịnh và các thành viên đến thăm quan mô hình trồng dâu nuôi tằm tại gia đình ông Lò Văn Phúc, thôn Bồ, xã Chấn Thịnh

Nhằm hỗ trợ các mô hình Hợp tác xã, các tổ hợp tác, hộ kinh doanh có thêm nguồn kinh phí để đầu tư công nghệ, máy móc, trong những năm gần đây, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương.

Gia đình ông Lò Văn Phúc, thôn Bồ, xã Chấn Thịnh hiện đang nuôi trồng 7000m2 dâu tằm, bình quân mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 1 tấn kén. Với giá bán ổn định giao động từ 150 - 180 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, năm 2023, gia đình ông thu về 130 triệu đồng.

Gia đình ông đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm 10 năm nay, những năm trước đây, nghề này rất vất vả do gia đình ông chưa có kiến thức và chưa có vật dụng tiên tiến phục vụ cho quá trình chăn nuôi. Nhưng từ khi tham gia vào HTX Dâu tằm Chấn Thịnh, gia đình ông đã được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, gia đình ông được hỗ trợ 100 phên né, 8 xào treo và 2 máy ép kén, hỗ trợ 20 triệu đồng để làm mái cho nhà tằm, thì việc chăn nuôi của gia đình ông đã nhàn đi rất nhiều và giá trị kinh tế đạt cao hơn hẳn.

Ông Lò Văn Phúc chia sẻ: “Từ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tằm, tôi thấy việc chăn nuôi tằm nhàn và hiệu quả kinh tế cao hơn, gia đình tôi đã biết cách phòng, chống một số loại bệnh thường gặp trên con tằm và nhờ được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại nên việc thu hoạch kén tằm đã nhàn hơn và kén tằm đẹp hơn, giá trị kinh tế cao hơn, có thể khẳng định trồng dâu nuôi tằm đã cho thu nhập cao hơn từ 2 - 3 lần so với cây trồng khác”.

Năm 2023, hộ kinh doanh trang phục dân tộc Mông Giàng Mỷ, tại thị trấn Sơn Thịnh, được chương trình Khuyến công địa phương hỗ trợ 180 triệu đồng để đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt. Từ khi đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt đã giúp cho cửa hàng kinh doanh của chị Mỷ làm ra được tất cả các sản phẩm, phụ kiện liên quan đến trang phục của đồng bào dân tộc Mông. Đồng thời, cũng góp phần tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí trong sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Do đó các sản phẩm do cửa hàng chị Mỷ thiết kế và làm ra đã mở rộng ra nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hiện nay, gia đình chị Mỷ đã thiết kế khoảng 200 sản phẩm khác nhau đủ các chủng loại, mẫu mã để xuất bán cho các cơ sở kinh doanh, buôn bán, may mặc trang phục dân tộc Mông trong cả nước. Chỉ tính riêng năm 2023, cửa hàng kinh doanh của gia đình Mỷ đã xuất bán ra thị trường trên 12 nghìn đơn hàng, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng. Kinh doanh hiệu quả, ngoài cơ sở kinh doanh may, bày bán các sản phẩm, phụ kiện tại thị trấn Sơn Thịnh thì hiện nay gia đình chị đã mở rộng quy mô ra 1 cơ sở chuyên đồ thêu tại xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu và 1 cơ sở đặt máy in, máy ép nhiệt và kinh doanh trang phục Mông tại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ. Gia đình chị Mỷ đã tạo việc làm ổn định với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng cho 24 lao động địa phương. Chị Giàng Thị Mỷ phấn khởi cho biết: gia đình chúng tôi cảm ơn sự hỗ trợ của Chương trình Khuyến công rất nhiều vì đã giúp chúng tôi có thêm kinh phí để đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt, đây là hệ thống máy rất quan trọng và cần thiết trong quá trình làm ra các sản phẩm trang phục của đồng bào dân tộc Mông, nhất là việc in ra các hoa văn trên váy đã giúp giảm chi phí sản xuất, thời gian và công sức của công nhân hơn rất nhiều.

Yên Bái: Huyện Văn Chấn hỗ trợ các mô hình HTX, tổ chức sản xuất liên kết giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng
Vợ chồng chị Giàng Thị Mỷ phấn khởi bên hệ thống máy in và máy ép nhiệt

Thực hiện chương trình Khuyến công, từ đầu nhiệm kỳ đến nay trên địa bàn huyện đã hỗ trợ 12 doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị kinh doanh có ứng dụng máy óc, công nghệ hiện đại vào sản xuất với tổng số tiền 2.560 triệu đồng. Từ số tiền hỗ trợ này đã giúp cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Cùng chương trình Khuyến công, trong nhiều năm qua, huyện đã triển khai có hiệu quả rất nhiều chương trình hỗ trợ của tỉnh, của huyện cho các công ty, doanh nghiệp, THT, HTX, và cho người dân tại các địa phương như việc thực hiện các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án khôi phục lại vùng cây ăn quả có múi… Cùng với việc hỗ trợ về nguồn vốn thì huyện Văn Chấn đã tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tăng cường công tác quảng bá nhằm liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

Thông qua các hoạt động hỗ trợ và nguồn vốn, liên kết 4 nhà, bao tiêu sản phẩm… đã góp phần động viên người dân phát huy các mô hình kinh tế tập thể và là động lực để các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, HTX, THT đầu tư máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần tạo việc làm tại chỗ lao động địa phương, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Chấn.

Tin bài khác
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại xã Trung Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong nhấn mạnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu đến năm 2030 xóa hoàn toàn hộ nghèo.
Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, sự kiện “Phát động Tick xanh trách nhiệm thương mại điện tử” đang nổi lên như một giải pháp giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Trong chiến dịch này, Nguyễn Văn Đông – người sáng tạo nội dung được biết đến với biệt danh “cô Học” – góp mặt như một đại diện tiêu biểu cho thế hệ KOC trẻ minh bạch và có trách nhiệm.
Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý kinh tế và chính trị, là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng danh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.
Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Chính phủ đề xuất bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025, trong đó có dự án Luật Thương mại điện tử, để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tới.
Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B với tổng kinh phí 1.435 tỷ đồng đang tạo nên bước đột phá trong việc kết nối trung tâm du lịch Lâm Đồng mới, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho du lịch và phát triển kinh tế vùng.
Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7, Bắc Bộ trưa nay oi nóng, chiều tối có mưa dông; Thanh Hoá đến Huế thời tiết nóng ẩm; Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông về chiều, ngày trời nóng; bão số 2 gây ảnh hưởng xấu trên một số vùng biển.
Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cho hay, một bãi đáp trực thăng mới nhằm cứu hộ, cứu nạn cho người dân vào những thời điểm thiên tai, đang được lực lượng đầu tư ở xã Trà Tập (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cũ).
Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Từ ngày 1/7/2025, cấp xã chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho 1,6 triệu người. Quy trình này được số hóa, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người dân và hiệu quả quản lý.
Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 9 tỉnh Lào, hỗ trợ giống cây trồng, mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Chậm nhất là ngày 01/1/2026, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp bản điện tử, có giá trị pháp lý như sổ giấy. Việc triển khai nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, chống gian lận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch bảo hiểm.
Thanh Hóa tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới

Thanh Hóa tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới

Tại Thanh Hóa, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới, bao gồm du lịch MICE, du lịch nghề và làng nghề truyền thống, du lịch trải nghiệm, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách, đồng thời thu hút lượng lớn khách tham quan.
Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại một số khu vực ở Việt Nam

Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại một số khu vực ở Việt Nam

Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu và nhu cầu giảm phát thải, việc đánh giá chính xác tiềm năng năng lượng gió trở thành nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Với mục tiêu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam bằng mô hình Kernel Density Estimation (KDE)”.