Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Trong những năm gần đây, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã đặt trọng tâm vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là với cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS).
Những vết máu tang thương
Kể ra, Chiến là nhân viên quán karaoke mà nạn nhân vụ giết người, cướp tài sản chính là bà chủ thì dấu tay của anh ta ở khắp nơi là lẽ đương nhiên. Chiến tin tưởng rằng, với những lời khai có vẻ hợp lý của mình, anh ta sẽ không bị nghi ngờ. Nhưng Chiến đã mắc một sai lầm, đó là khi thoát khỏi hiện trường, Chiến đã dẫm vào vũng máu chảy ra từ người nạn nhân, để lại một dấu vân chân rõ nét và đã bị lực lượng kỹ thuật hình sự CATP Hà Nội ghi nhận được. Gần 14 năm đã trôi qua kể từ ngày bà Trần Thị Nụ, chủ quán karaoke Hương Nụ ở tổ 11, thị trấn Sài Đồng, huyện Gia Lâm, Hà Nội bị Đồng Minh Chiến, nhân viên của quán sát hại do Chiến đòi tiền công 3 ngày làm việc nhưng bà Nụ không trả. Đối tượng phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nên giờ cũng đã sắp thi hành xong bản án của mình, nhưng với tất cả những người liên quan, đó vẫn là một vụ án đầy ám ảnh. Một thân một mình nuôi cháu ngoại khi tất cả các thành viên trong gia đình đều ở xa, bà Trần Thị Nụ tận dụng căn nhà mặt phố của mình để mở một quán karaoke kiếm đồng ra đồng vào. Để hỗ trợ việc kinh doanh, bà phải thuê thêm nhân viên nhưng thường là nhân viên thời vụ. Trưa 9-7-2003, ông Nguyễn Văn Nhật, một người bạn lâu năm đến rủ bà Nụ đi thăm người ốm. Gọi mãi không thấy bà Nụ, cửa nhà lại mở toang, ông bước vào, loạng choạng không tin vào mắt mình khi thấy bà Nụ nằm trên ghế sô pha bị một con dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào phần bụng giáp ngực. Đầu bà Nụ chi chít vết thương. Nền nhà loang đầy những vết máu đã khô, cộng với nền bẩn đầy cát tạo nên một cảnh tượng thật kinh hoàng. Ngay cạnh xác bà Nụ là đứa cháu ngoại mới chỉ 2 tuổi, chưa nói được nhiều nhưng bị nhét giẻ vào miệng, bị đánh sưng đầu, nước mắt giàn giụa. Nhận tin báo của người dân, lực lượng Công an thị trấn Sài Đồng, huyện Gia Lâm, các đội nghiệp vụ CAH Gia Lâm cùng các phòng nghiệp vụ CATP Hà Nội đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường. Căn cứ vào những dấu vết ban đầu, lực lượng kỹ thuật hình sự nhận định, nạn nhân đã bị đánh bằng một vật cứng, sau đó bị chém nhiều nhát bằng dao vào mặt, tay, đầu. Thủ phạm đã sử dụng 2 tay 2 con dao. Con dao để chém là loại dao thái phở. Con dao còn lại chính là con dao găm trên bụng nạn nhân. Kỳ tích của lực lượng kỹ thuật hình sự Quán karaoke Hương Nụ là nơi có quá nhiều người ra vào hàng ngày. Bởi vậy, dấu vết vân tay, vân chân, dấu giày ở khắp mọi nơi nên để xác định được hung thủ là điều không hề đơn giản. Lực lượng kỹ thuật hình sự đã phải tỉ mỉ, cẩn thận rà soát từng dấu vết còn sót lại của hiện trường vụ trọng án. Bác sỹ Thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự nhớ lại, giữa một “rừng” dấu vân tay, dấu giày tại hiện trường, bất ngờ, lực lượng kỹ thuật hình sự phát hiện tại khu vực giữa chiếc bàn gỗ và tủ để bát đến cửa phòng vệ sinh có một số vết bàn chân dính máu hướng di chuyển từ phía nhà vệ sinh ra phía ngoài. Dấu vết thứ nhất cách cửa phòng vệ sinh 80cm, cách cửa kính ngăn với phòng ngủ khoảng 65cm cũng có một vết vân hình bàn chân và nhiều vết vân gót chân, bàn chân ở nhiều khoảng cách khác nhau. Dấu vân chân đã trở thành một chứng cứ quan trọng của vụ án. Những dấu vết vân chân có dính máu khẳng định đó là dấu vết chỉ có thể xuất hiện sau khi nạn nhân bị hạ sát. Bà Nụ ở một mình, tài sản trong quán karaoke gần như còn nguyên. Hộp đựng tiền lẻ ở quầy thu ngân bị mở nhưng không biết bên trong có tiền hay đã được bà Nụ cất đi ở một chỗ khác. Từ những dấu vết thu thập được, lực lượng kỹ thuật hình sự nhận định đối tượng sát hại nạn nhân là người có quan hệ quen biết nên đã quyết tâm giết nạn nhân đến cùng. Thống kê nạn nhân bị 27 vết thương, trong đó có 23 vết thương vùng đầu, mặt. Các vết thương ở vùng đầu gây vỡ lún xương sọ, dập não khiến nạn nhân tử vong. Căn cứ vào thời gian tử vong, Đồng Minh Chiến, nhân viên quán karaoke Hương Nụ là người đầu tiên được lực lượng công an gọi lên ghi lời khai. Tại hiện trường vụ án, Chiến tỏ ra hoảng hốt khi biết bà Nụ đã bị sát hại, đồng thời khẳng định mình không hề hay biết. Chiến khai, hết ca làm việc vào tối 8-7, anh ta ra về và thấy bà Nụ vẫn khỏe mạnh bình thường. Ngoài Đồng Minh Chiến, cơ quan công an còn gọi tất cả những người đã từng là nhân viên phục vụ của quán đến để ghi lời khai. Song hầu hết tất cả đều có những chứng cứ ngoại phạm rất xác đáng. Lần đầu tiên, tất cả các nghi can đã được cơ quan CSĐT lấy cả dấu vân chân và vân tay. Kết quả cho thấy, dấu vết vân chân tại hiện trường là của Đồng Minh Chiến. Ban đầu, Chiến một mực quanh co chối tội và khá bình tĩnh khi lập luận những chứng cứ ngoại phạm trước cơ quan điều tra. Nhưng trước dấu vết vân chân dính máu, y đã không thể giải thích nổi và cuối cùng đã phải nhận tội, tâm phục khẩu phục trước những phân tích logic, khoa học của cơ quan điều tra. Hồ sơ vụ án mạng tại quán karaoke Hương Nụ đã trở thành bài giảng mẫu của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Hà Nội trong công tác khám nghiệm hiện trường, thu thập những dấu vết góp phần truy nguyên thủ phạm gây án. 12.000 đồng và một mạng người Đồng Minh Chiến sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao của tỉnh Lạng Sơn. Học hết lớp 9, Chiến xin bố mẹ cho về Hà Nội để kiếm việc làm thêm. Chiến đã thuê một căn nhà trọ cách quán karaoke Hương Nụ khoảng 200m và xin làm thuê cho quán này bắt đầu từ ngày 1-7 và được bà Trần Thị Nụ trả công theo ngày. Công việc của Chiến là dẫn khách vào phòng hát, phục vụ và dọn dẹp phòng hát. 3 ngày đầu, bà Nụ thanh toán tiền khá đầy đủ. Vào tối hôm xảy ra vụ việc, Chiến đã tiếp xong 3 đoàn khách vào hát tại quán. Khoảng 10h đêm, khi người khách cuối cùng ra về, Chiến hỏi bà Nụ tiền công 3 ngày trước đó thì người phụ nữ này không trả. Bực tức vì bị bà chủ không chịu trả tiền công, Chiến đã sử dụng con tiện ở trong quán đập vào đầu khiến bà Nụ ngất đi. Trung tá Đặng Văn Hải, Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp CAQ Long Biên, điều tra viên thụ lý vụ án, cũng là người thẩm vấn Chiến nhiều nhất cho đến bây giờ vẫn bị ám ảnh bởi sự máu lạnh của đối tượng. Theo lời khai của Chiến tại hồ sơ lưu trữ của lực lượng CATP Hà Nội, Chiến thừa nhận cứ khi nào bà Nụ có dấu hiệu tỉnh lại là Chiến lại dùng con tiện đập vào đầu. Sau đó, Chiến đã sử dụng 2 con dao chém nhiều nhát vào người bà Nụ. Khi Chiến đang ra tay, cháu ngoại bà Nụ giật mình tỉnh giấc và khóc ré lên trên tầng 2, Chiến đã lao lên, dùng con tiện đập vào đầu cháu bé, nhét giẻ vào miệng và ấn đầu cháu vào hố xí bệt rồi đậy nắp. Khi cán bộ điều tra hỏi vì sao lại làm thế, Chiến bình thản “cho Thắng (tên cháu bé - PV) chết để cháu không bị phát hiện”. Sau khi sát hại bà Trần Thị Nụ và khiến cho cháu ngoại bà Nụ im lặng, Chiến đã đến chiếc hộp đựng tiền tại quầy thu ngân, lấy đi số tiền 12.000 đồng, mua 2 quả thanh long và một chiếc bánh mỳ để ăn. Qua 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, với tình tiết tăng nặng là giết nhiều người và cướp tài sản, nhưng do chưa đủ 18 tuổi nên Đồng Minh Chiến đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 18 năm tù giam. Sau đó, Chiến được đưa đến Trại giam Tân Lập, tỉnh Phú Thọ để thi hành bản án. [box type="info" size="large"]Đại tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự CATP Hà Nội giải thích, sở dĩ trong các vụ án, người ta thường chỉ lấy dấu vết vân tay bởi vân tay là đặc điểm cơ bản để nhận dạng những cá thể riêng biệt và vân tay con người không ai giống ai. Dấu vết vân chân cũng vậy nhưng thông thường do đi giày dép nên ít khi có dấu vân để lại hiện trường. Do đó, những vụ án mà cơ quan điều tra lấy vân chân người nghi vấn hãn hữu xảy ra, trừ trường hợp hiện trường để lại dấu vân chân. Tuy nhiên, trong những vụ án như vậy thì dấu vân chân cũng có giá trị như dấu vân tay.[/box] Theo Văn Trường An ninh thủ đô