Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng nông nghiệp của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Sự đa dạng về sản phẩm nông sản, sự nâng cao chất lượng và quy trình sản xuất, cùng với việc khai thác hiệu quả các thị trường mới đã góp phần tạo ra cơ sở vững chắc cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu trong năm 2024.
Trải qua những năm qua, nông nghiệp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định khoảng 3-4%, đặc biệt là từ năm 2021 đến nay. Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn lực tự nhiên giảm sút và diện tích canh tác thu hẹp do đất phải chuyển đổi thành đô thị hoặc suy thoái dần, thiếu nước... Ngoài ra, các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường của các quốc gia, như quy định chống phá rừng ở châu Âu, đặt ra nhiều thách thức đối với ngành nông nghiệp.
Mới đây, Tại sự kiện Diễn đàn Nông nghiệp 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, cho biết, ngành nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38%, cao nhất trong 5 năm qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu vượt 29 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, tiến tới mục tiêu 57-58 tỷ USD cả năm, mặc dù ngành nông nghiệp vẫn đối diện với thách thức từ quy mô sản xuất hạn chế, công nghệ chưa cao, và năng suất lao động thấp.
Cũng tại sự kiện này, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch VCAC, nhấn mạnh rằng, để phát triển nền nông nghiệp thông minh và bền vững, cần tập trung vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là hợp tác giữa các tổ chức khoa học và doanh nghiệp nông nghiệp. Ông cho biết nền nông nghiệp thông minh cần có nguồn nhân lực có trình độ cao, trong khi nông dân Việt Nam vẫn chủ yếu áp dụng phương thức truyền thống.
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm truyền thống như gạo, cà phê, và hải sản, mà còn mở rộng phạm vi xuất khẩu sang các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như trái cây, rau quả sạch, và mật ong, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế.
Trong đó, nước ta không ngừng khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực mới như châu Âu, Mỹ, và Trung Đông. Các Hiệp định thương mại tự do cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường mới.
Mặc dù tiềm năng lớn, ngành nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng trước những thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, và yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 60 tỷ USD vào năm 2024, cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện quy trình lưu thông và chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm kiếm cách tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.
Như vậy, hiện nay nước ta đang bước vào một giai đoạn đầy hứa hẹn trong việc phát triển xuất khẩu hàng nông nghiệp. Với tiềm năng và cơ hội lớn, cùng với sự nỗ lực và sự hỗ trợ từ Chính phủ và các doanh nghiệp, việc đạt mức xuất khẩu gần 60 tỷ USD trong năm 2024 không chỉ là mục tiêu khả thi mà còn là bước đệm quan trọng cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Theo báo cáo tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 toàn ngành nông lâm ngư nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 5/7, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,38%, cao nhất trong nửa đầu năm của 5 năm gần đây (tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu các năm: năm 2020 tăng 1,24%, năm 2021 tăng 3,77%, năm 2022 tăng 2,78%, năm 2023 tăng 3,26%).
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38%, cao nhất trong nửa đầu năm của 5 năm gần đây; kim ngạch xuất khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm lên 57-58 tỷ USD, cao hơn 2-3 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao từ đầu năm…
Nhân Hà