Xuất khẩu gạo có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2022
- 15
- Kinh doanh
- 23:53 22/01/2022
DNHN - Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt tương đương năm 2020 với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm ngoái. Ngay từ đầu năm 2022, xuất khẩu gạo đã rất lạc quan, theo các chuyên gia dự báo xuất khẩu gạo năm nay sẽ có sự bứt phá mạnh.

Xuất khẩu gạo “vượt bão” COVID-19
Từ tháng 4/2021 xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn khi đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất. Trước bối cảnh đó, các bộ ban ngành đã ban hành các chính sách hỗ trợ việc xuất khẩu gạo cũng như kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá. Từ đó, ngành gạo nói chung cũng như doanh nghiệp gạo nói riêng đã thích ứng thành công.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt tương đương năm 2020 với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm ngoái. Giá xuất khẩu gạo năm 2021 đã đạt 530 USD/tấn, tăng 8% so với năm 2020.
Diễn biến này cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đi đúng hướng giảm khối lượng, tăng giá trị xuất khẩu nhờ nâng cao chất lượng.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021 xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt kim ngạch cao nhất với 2,45 triệu tấn, tương đương trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Riêng tháng 12/2021 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 151.614 tấn, tương đương 75,2 triệu USD, giá trung bình 496 USD/tấn, giảm 27,9% về lượng, giảm 29,4% về kim ngạch và giảm 2,1% về giá so với tháng 11/2021. So với tháng 12/2020 cũng giảm mạnh 45,3% về lượng, giảm 48,5% kim ngạch, giá giảm 5,9%.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc năm 2021 tăng mạnh 30,6% về lượng, tăng 12,9% về kim ngạch nhưng giảm 13,6% về giá so với năm 2020, đạt 1,06 triệu tấn, tương đương 522,72 triệu USD, giá trung bình 493,7 USD/tấn; chiếm 17% trong tổng lượng và chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Tiếp sau đó là xuất khẩu gạo sang thị trường Gana trong tháng 12/2021 giảm mạnh 29,5% về lượng và giảm 31,8% về kim ngạch so với tháng 11/2021, đạt 69.650 tấn, tương đương 36,76 triệu USD; Tính chung cả năm 2021 xuất khẩu tăng 29,8% khối lượng và tăng 39,4% về kim ngạch so với năm 2020, đạt 678.478 tấn, tương đương 393,63 triệu USD, giá 580,2 USD/tấn; chiếm 10,9% trong tổng lượng và chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Xuất khẩu gạo năm 2022 sẽ có sự bứt phá mạnh
Theo dự báo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng các hoạt động thương mại trên thế giới không thể ngưng trệ, thậm chí còn tăng mạnh hơn bởi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng tăng để ứng phó với dịch COVID-19 và gạo là một trong những mặt hàng được các quốc gia tăng dự trữ nhiều nhất. Đặc biệt, trong điều kiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, logistics đã được khơi thông trở lại sau đợt giãn cách do dịch COVID-19.
Chính vì vây, dự báo năm 2022 vẫn là một năm nhiều cơ hội đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tất cả đi vào ổn định.
Nhiều doanh nhân trong ngành lúa gạo cũng cho hay, ngay từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã rất lạc quan, báo hiệu xuất khẩu gạo năm nay sẽ có sự bứt phá mạnh hơn bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa như: Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong dịch COVID-19, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty Lương thực thực phẩm Long An nhận định, năm 2022 dự báo vẫn có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo, bởi nhu cầu của thế giới tăng, hơn nữa chất lượng gạo của Việt Nam được người tiêu dùng trên nhiều nước ưa chuộng.
Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines (chiếm tỉ trọng lớn nhất), Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, các nước châu Phi, Hàn Quốc..., thì xuất khẩu gạo sang châu Âu (EU) dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 bởi hỗ trợ của Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Theo cam kết, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam mỗi năm có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào EU. Đặc biệt, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm, mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có lợi thế để cạnh tranh với gạo của các nước khác khi xuất khẩu vào thị trường này.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Quốc Toản thông tin, trong chiến lược phát triển ngành lúa gạo từ nay đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giảm sản lượng, giảm số lượng gạo xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là định hướng đúng đắn về tái cơ cấu ngành lúa gạo, làm cơ sở để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo sang chiều sâu, đáp ứng tiêu chuẩn cao về nhập khẩu và nhu cầu người tiêu dùng ở các nước phát triển.
Cũng theo ông Trần Quốc Toản, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá xuất khẩu gạo tăng cao hơn từ 10-20 USD/tấn, tùy loại. Thực tế trong năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở top cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Giá gạo cao sẽ hỗ trợ, bù đắp cho số lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khả năng này có thể duy trì trong năm 2022 khi dịch COVID-19 vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vì vậy, để nắm bắt các cơ hội từ việc thực thi Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chuẩn bị cho những bước tiến dài và chắc chắn trong thời gian tới.
Trước hết, cần thực hiện tốt định hướng về tái cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, trên cơ sở tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sạch, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và các giống lúa năng suất, chất lượng cao.
Ngành lúa gạo cần tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống mới, ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới.
Các doanh nghiệp sản xuất và thương nhân xuất khẩu gạo cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ và tổ chức dây chuyền sản xuất khép kín theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như HACPP, HALAL hay BRC nhằm đảm bảo khả năng cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và yêu cầu khó tính của các thị trường tiêu dùng cao cấp như EU.
Bên cạnh đó, việc đạt được các chứng nhận tự nguyện phổ biến tại EU sẽ giúp các thương nhân thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Theo Thương hiệu & Sản phẩm
Bài liên quan
- Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
- Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
- Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
- Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”
- S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
- Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
- Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
- Thông tin về khả năng Việt Nam tham gia IPEF
- Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về các dự án luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thi đua, khen thưởng và Kinh doanh bảo hiểm
- Đẩy mạnh công tác cảnh báo phòng vệ thương mại sớm cho doanh nghiệp Việt
- Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
- Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ
- Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
- HoREA đề xuất không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thời hạn
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước muốn dừng cấp phép hãng bay mới
- Nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng: Tổng cục Hải quan nói gì?
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
Đọc thêm Kinh doanh
Diễn biến tích cực từ thị trường gạch ốp lát
Thị trường gạch ốp lát đang tái cấu trúc với xu hướng nổi bật là tiêu dùng sản phẩm kích thước lớn, ưa chuộng hơn với Porcelain và đòi hỏi sự đa dạng mẫu mã, hoa văn, thay vì một vài kiểu truyền thống như trước.
Tăng cường kiểm tra mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, từ năm 2021 trở lại đây giá phân bón đã tăng gấp đôi khiến việc gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp hơn. Xuất phát từ những yếu tố này đã có không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nước tung ra nhiều chiêu thức gian lận nhằm thu lợi bất chính.
Nợ thuế: Chủ doanh nghiệp sẽ không được phép thành lập công ty mới
Một trong những nội dung quan trọng trong lộ trình hoàn thiện việc truy thu thuế của Tổng cục Thuế là luật hóa quy định các pháp nhân là chủ thể của doanh nghiệp đang nợ thuế sẽ không được phép thành lập các công ty mới.
Nỗ lực “kéo” hàng hoá cạnh tranh nội địa cảng biển Việt Nam
Đồng Nai là một trong những nhóm tỉnh thành phố có cảng biển lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh nội địa hàng hoá.
Viettel có thêm 2 sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ
Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX), một thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chính thức được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho hai công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia đã vận hành
Bộ Công Thương cho biết, Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia đã chính thức vận hành từ ngày 20/5.
Hà Tĩnh: 94% phương tiện kinh doanh vận tải đã lắp camera giám sát
Đã có 1.100/1.167 phương tiện kinh doanh vận tải ở tỉnh Hà Tĩnh thuộc diện phải lắp camera giám sát theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã hoàn thành việc lắp đặt.
VCCI đề xuất bỏ kê khai nộp thuế thay người bán trên sàn thương mại điện tử
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến thực hiện trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay người bán trên sàn. Việc kê khai, nộp thuế thay chỉ nên thực hiện trên cơ sở uỷ quyền của pháp luật dân sự.
TP Hồ Chí Minh đang có giá cho thuê BĐS công nghiệp cao nhất cả nước
TP Hồ Chí Minh hiện có mức giá cao nhất cả nước, lên đến 198 USD/m2 cho mỗi kỳ thuê, bỏ xa mặt bằng giá bình quân của khu vực trọng điểm phía Nam.
Xiaomi vào danh sách những công ty có doanh số smartphone cao nhất thế giới
Doanh số của Xiaomi đã vượt mốc 500 triệu chiếc điện thoại thông minh vào quý I/2022 và đã lọt vào top các công ty có doanh số cao nhất thế giới.