Thứ hai 06/01/2025 17:52
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

04/01/2025 09:45
Sáng 4/1, tại TPHCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp UBND TPHCM và TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí, lãnh đạo các bộ ngành và một số địa phương.

Theo thông báo số 47-TB/TW kết luận về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TPHCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kết luận của Bộ Chính trị tại thông báo số 47-TB/TW rất quan trọng, tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. TPHCM và Đà Nẵng hội tụ nhiều yếu tố, được đánh giá là một trong những trung tâm tài chính mới nổi.

Theo thông báo số 47-TB/TW kết luận về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, từ nay đến năm 2030 tập trung ban hành và tổ chức thực hiện ngay 8 nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần áp dụng ngay.

Đồng thời, thí điểm 6 nhóm chính sách thông dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới nhưng cần có lộ trình áp dụng để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Từ năm 2030 đến năm 2035, tổ chức thực hiện đầy đủ theo lộ trình các nhóm chính sách thông dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

Lộ trình khung này mang tính chất tương đối, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh nhất có thể, nếu thời cơ thuận lợi, điều kiện đã chín muồi thì có thể làm ngay các bước tiếp theo, không chờ theo thứ tự.

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là Hội nghị hết sức có ý nghĩa, đánh dấu một bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển đất nước; tạo ra một “cú huých” và động lực mới thúc đẩy phát triển không chỉ đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng mà còn đối với cả nước, góp phần quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng để đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng của dân tộc.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh những ngày đầu năm 2025, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích Kế hoạch 5 năm 2021-2025, thực hiện một nửa chặng đường trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030. Đồng thời, cũng là năm kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1975-2025.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, hệ thống tài chính toàn cầu đang dần định hình lại; thế giới đang có nhu cầu phát triển các Trung tâm tài chính mới, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đặc thù, phục vụ các thị trường ngách, khác biệt với những Trung tâm tài chính truyền thống. Thông qua đó, tiếp nhận nguồn lực tài chính dịch chuyển, đồng thời cũng bổ trợ và tạo ra lợi ích cộng hưởng, đóng góp cho sự phát triển chung của thị trường tài chính toàn cầu.

Do vậy, các Trung tâm tài chính mới nổi như Việt Nam có cơ hội vàng để tham gia vào “cuộc chơi” này, thông qua việc thiết lập hành lang pháp lý mở, ban hành các chính sách ưu đãi vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế để trở thành “sân chơi” cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã hội tụ nhiều yếu tố nền tảng để phát triển một Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, được đánh giá (Đánh giá của Global Financial Center Index (GFCI) của Tổ chức Z/Yen thuộc Trung tâm tài chính London) là một trong những Trung tâm tài chính mới nổi, trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Quyết tâm này không chỉ phản ánh khát vọng của Việt Nam, mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.

Việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ xác định là một trong những đột phá về thể chế, là quyết sách nhằm giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, để nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

"Đây là vấn đề không mới trên thế giới nhưng với Việt Nam là vấn đề khó và chưa có tiền lệ. Do đó, cơ hội lớn sẽ đi kèm với thách thức lớn. Tuy nhiên, việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thành công sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam đạt được 5 cơ hội: (i) kết nối với thị trường tài chính toàn cầu; (ii) thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo ra nguồn lực đầu tư mới, thúc đẩy nguồn lực đầu tư hiện hữu; (iii) cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; (iv) tạo một bước chuyển mới về chất, giúp thị trường tài chính ở Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả, bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (v) góp phần đưa Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu, nâng cao vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; khẳng định vị thế là một nền kinh tế mạnh mẽ và bền vững; từ đó bảo đảm quốc phòng an ninh, nhất là trong trong lĩnh vực tài chính từ sớm, từ xa.", Bộ trưởng khẳng định.

Tại Kết luận số 47-TB/TW ngày 15/11/2024 về Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, Bộ Chính trị đã yêu cầu “các Cơ quan phải xác định quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt trong tổ chức thực hiện Đề án quan trọng này. Đây không phải chỉ là việc riêng của Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng mà là trách nhiệm của cả nước; vì vậy cả hệ thống chính trị phải cùng tham gia thực hiện. Các nội dung của Đề án cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ, nhất quán, trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ để bứt phá; các Cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ; triển khai đúng tiến độ, lộ trình các công việc đề ra”.

Ngay sau đó, để triển khai kết luận của Bộ Chính trị, vào ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 259/NQ-CP phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, đã phân công 49 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho 12 Bộ, ngành, và các địa phương chủ trì triển khai, gắn với các sản phẩm đầu ra để hình thành khung pháp lý và chuẩn bị các điều kiện nền tảng phát triển các Trung tâm tài chính tại Việt Nam. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Trung tâm tài chính tại Việt Nam tập trung vào 05 trọng tâm:

Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, thúc đẩy xây dựng hệ thống thanh toán, lưu ký và giao dịch tài chính hàng đầu.

Thu hút nhân tài quốc tế, tạo cơ chế đãi ngộ, môi trường sống và làm việc hấp dẫn để thu hút các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới.

Thúc đẩy đổi mới tài chính, phát triển các công cụ tài chính mới như tài chính xanh, công nghệ tài chính (fintech), và quản lý rủi ro tài chính.

Mở rộng hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức tài chính toàn cầu, tham gia các chuẩn mực tài chính quốc tế.

Bảo vệ an ninh tài chính, tăng cường giám sát và quản lý rủi ro, đảm bảo ổn định hệ thống tài chính.

Theo đó, Bộ trưởng đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng điểm cần tập trung thực hiện ngay trong năm 2025, như sau:

Đối với các Bộ, ngành, Cơ quan Trung ương: đề nghị:Chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương để sớm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, tập trung hoàn thiện các nhóm chính sách tại Đề án đã được Bộ Chính trị phê duyệt, đảm bảo phù hợp với điều kiện sẵn có, thông lệ của các Trung tâm tài chính trên thế giới và các cam kết quốc tế của Việt Nam; Chủ động đề xuất các chính sách cần thiết để đảm bảo sức cạnh tranh của các Trung tâm tài chính tại Việt Nam; và Chủ động đồng hành cùng các địa phương trong quá trình phát triển và vận hành Trung tâm tài chính.

Đối với TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng: cần Tập trung bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Trung tâm tài chính, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng (bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng số), nguồn nhân lực, thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống...;Tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại Trung tâm tài chính của các địa phương.

Đối với các đối tác quốc tế, đề nghị: Hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương trong việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế trong quá trình xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính;Hỗ trợ đề xuất, kiến nghị các chính sách, định hướng cụ thể đối với các nhóm chính sách tại Đề án, góp phần giúp Chính phủ Việt Nam đảm bảo tính đột phá của Trung tâm tài chính tại Việt Nam; Hỗ trợ huy động nguồn lực đầu tư và phát triển các Trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành các Quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế nhằm thống nhất định hướng, đưa ra các quyết sách lớn, điều phối bảo đảm vận hành các Trung tâm tài chính thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Chính phủ cũng thành lập ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng ban; Phó trưởng ban Thường trực là Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình. 5 Phó trưởng ban còn lại gồm: Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng.

Tin bài khác
Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Đó là ý kiến của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 6/1.
EVN đề nghị tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

EVN đề nghị tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao tiếp tục đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện năng gia tăng trong tương lai.
Duyệt đề án tái cơ cấu 17% doanh nghiệp Nhà nước

Duyệt đề án tái cơ cấu 17% doanh nghiệp Nhà nước

Sau quá trình sắp xếp và cơ cấu lại, các doanh nghiệp Nhà nước cơ bản tập trung vào những ngành và lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo.
Đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới trong năm 2025

Đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới trong năm 2025

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” vào sáng 3/1, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.
Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư du lịch Việt Nam

Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư du lịch Việt Nam

Để thu hút đầu tư hiệu quả vào ngành du lịch Việt Nam, cần tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư, phát triển hạ tầng và tối ưu hóa các chính sách ưu đãi.
Phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là kim chỉ nam cho sự phát triển nhanh chóng, bền vững và toàn diện của thành phố trong thập kỷ tới và xa hơn nữa.
Xem xét ưu tiên đấu thầu, mua sắm công đối với phương tiện giao thông xanh

Xem xét ưu tiên đấu thầu, mua sắm công đối với phương tiện giao thông xanh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính xem xét ưu tiên đấu thầu, mua sắm công đối với các phương tiện giao thông xanh, từ đó thúc đẩy xu hướng này lan tỏa mạnh mẽ hơn.
TP. Hồ Chí Minh sẽ huy động 600.000 tỷ đồng đầu tư phát triển năm 2025

TP. Hồ Chí Minh sẽ huy động 600.000 tỷ đồng đầu tư phát triển năm 2025

Năm 2025, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội năng động, hiệu quả và bền vững, đáp ứng kỳ vọng phát triển vượt bậc trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam: Minh chứng cho sự phục hồi, tăng trưởng và sáng tạo

Kinh tế Việt Nam: Minh chứng cho sự phục hồi, tăng trưởng và sáng tạo

Năm 2025, kinh tế Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn cầu. Không chỉ phục hồi sau đại dịch, Việt Nam còn chứng minh khả năng thích nghi và sáng tạo mạnh mẽ, nổi bật trong bức tranh kinh tế toàn cầu.
Lùi thời hạn nộp báo cáo khả thi dự án đường sắt Việt - Lào

Lùi thời hạn nộp báo cáo khả thi dự án đường sắt Việt - Lào

Bộ Giao thông vận tải vừa đồng ý lùi thời gian nộp Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ: Bộ máy sau tinh gọn đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ: Bộ máy sau tinh gọn đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc

Chiều ngày 31/12, tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu và việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Thu ngân sách Hà Nội lần đầu vượt 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách Hà Nội lần đầu vượt 500.000 tỷ đồng

Với kết quả tích cực năm 2024, bước sang năm 2025, Hà Nội được giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 505.437 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 473.900 tỷ đồng.
Thu ngân sách năm 2024 vượt mốc 2 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách năm 2024 vượt mốc 2 triệu tỷ đồng

Theo thống kê của Bộ Tài chính, dự kiến, tổng thu ngân sách cả năm 2024 sẽ vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tăng 19,1% so với dự toán và tăng 15,5% so với năm 2023.
Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số ngay trong năm 2025

Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số ngay trong năm 2025

Năm 2024 Việt Nam trong top những quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt 506 tỷ USD vào năm 2025, vươn lên hàng thứ 33 thế giới. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, Chính phủ hạ quyết tâm tăng trưởng 2 con số ngay trong năm 2025…
Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh: Năm 2024 đã hoàn thành 2.021 km đường cao tốc

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh: Năm 2024 đã hoàn thành 2.021 km đường cao tốc

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh nhấn mạnh năm 2024 là năm bản lề với những đột phá quan trọng trong ngành giao thông, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.