Thứ tư 02/07/2025 11:51
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Vốn chính sách tạo sinh kế cho lao động hồi hương sau đại dịch

24/10/2021 14:25
Từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tới nay, đã có hơn 200 nghìn người Thanh Hóa làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố có dịch trở về quê. Trong đó, có gần 27 nghìn lao động có nhu cầu việc làm và học nghề. Không có việc làm, không có nguồ

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Sơn rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Hợp Thành
Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Sơn rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Hợp Thành.

Đa phần người hồi hương là lao động ở vùng nông thôn, miền núi, vùng DTTS. Khi rời quê hương đi làm ăn xa, phần lớn họ chưa qua đào tạo nghề chuyên nghiệp mà chỉ làm việc dựa trên kinh nghiệm. Bởi vậy, khi trở về quê, họ cũng nhanh chóng hòa nhịp với nghề nông nghiệp mà trước đây họ đã từng gắn bó. Để giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho những người hồi hương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành phương án số 198/PA-UBND ngày 2.9.2021 (PA198), về việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch, sau khi thực hiện xong cách ly. Mục tiêu mà tỉnh đưa ra là 100% người trở về từ vùng dịch trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm sẽ được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Theo PA 198, tỉnh Thanh Hóa ưu tiên cho người lao động được vay vốn giải quyết việc làm tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, lãi suất cho vay bằng với lãi suất cho vay các hộ cận nghèo (0,66%/tháng), mức vay là 100 triệu đồng/lao động, thời hạn vay không quá 120 tháng.

Có lẽ, có nằm mơ, chị Ngô Thị Hoa ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương cũng không nghĩ sẽ có ngày được vui vẻ chơi đùa cùng con và sum vầy bên gia đình như thế này. Vì mưu sinh, năm 2018, 2 vợ chồng chị Hoa phải gửi con cho bà để ra Quảng Ninh làm thuê. Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, họ trở về quê gần như với 2 bàn tay trắng. Không có việc làm, không thu nhập, lại nuôi 2 con nhỏ khiến cuộc sống của gia đình chị chồng chất những khó khăn. Ngay khi chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa triển khai chính sách về cho vay vốn tạo việc làm đối với lao động trở về từ vùng dịch, gia đình chị đã được vay 70 triệu đồng. Có nguồn vốn, chị Hoa đầu tư mua cá về hấp, nướng mang ra chợ bán. Hiện, trừ chi phí, mỗi ngày, chị có thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.

Được vay vốn NHCSXH, anh Nguyễn Văn Đôn đầu tư mua bò và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả của gia đình
Được vay vốn NHCSXH, anh Nguyễn Văn Đôn đầu tư mua bò và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả của gia đình.

Ra Hà Nội mưu sinh từ 10 năm trước bằng nghề lao động tự do, thế nhưng do dịch bệnh COVID-19 bùng phát nhiều đợt khiến việc làm của vợ chồng anh Nguyễn Văn Đôn, 33 tuổi, ở thôn Diễn Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn liên tục thất thường, bấp bênh. Đợt dịch thứ 4 bùng phát, không có việc làm, không có nguồn thu nhập, anh quyết định đưa vợ con về quê. Thông qua Hội Phụ nữ xã, anh Đôn biết được chính sách cho người lao động trở về từ vùng dịch được tạo điều kiện vay vốn với mức lãi thấp, anh quyết định làm hồ sơ vay 100 triệu đồng.

Từ nguồn vốn vay cùng với số tiền mượn thêm anh em, bạn bè, anh Đôn mua 4 con bò, đầu tư cải tạo chuồng trại và mở rộng thêm diện tích cây ăn quả trên đất trang trại của gia đình. “Nguồn vốn vay kịp thời từ NHCSXH là sự động viên, khích lệ để tôi quyết tâm khởi nghiệp ở chính quê hương mình. Từ nguồn vốn vay đã giúp gia đình có một khoản tài chính để mua bò sinh sản, trồng cây ăn quả. Tôi mong rằng, nhiều người lao động khó khăn sẽ được tiếp cận chính sách rất ý nghĩa và nhân văn này để có động lực bắt đầu lại cuộc sống”, anh Đôn chia sẻ.

Ngay sau khi thực hiện xong cách ly khi trở về từ vùng dịch, anh Hà Ngọc Tú được vay vốn NHCSXH đầu tư mở xưởng cơ khí
Ngay sau khi thực hiện xong cách ly khi trở về từ vùng dịch, anh Hà Ngọc Tú được vay vốn NHCSXH đầu tư mở xưởng cơ khí.

Cũng giống hoàn cảnh của anh Đôn, dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến anh Hà Ngọc Tú, 35 tuổi, ở xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn làm nghề cơ khí tại Vũng Tàu cũng phải trở về quê. Sau 3 tháng hồi hương, đến nay, anh Tú đã xây dựng được một xưởng cơ khí nhỏ để anh và vài lao động địa phương làm việc. Anh Tú cho biết, trong lúc khó khăn chưa biết xoay xở như thế nào để có kinh phí gây dựng lại cuộc sống thì anh tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH và mạnh dạn vay 80 triệu đồng để đầu tư mua máy móc. Dự kiến trong tương lai, anh sẽ mở rộng và tạo công ăn việc làm cho lao động tại quê. Sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đã tiếp sức cho người lao động như anh có động lực ở lại quê hương ổn định cuộc sống…

Hiện nay, huyện Triệu Sơn có gần 10 nghìn lao động trở về từ vùng dịch. Tuy nhiên, có 2.500 lao động có nhu cầu hỗ trợ vốn vay tạo việc làm. Tất cả các trường hợp này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Sơn sẽ cân đối nguồn vốn để tạo điều kiện cho hộ vay được tiếp cận nguồn vốn sớm nhất, ổn định cuộc sống.

Nhiều lao động trở về từ vùng dịch tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương vay vốn NHCSXH đầu tư phát triển nghề chế biến hải sản tại quê hương
Nhiều lao động trở về từ vùng dịch tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương vay vốn NHCSXH đầu tư phát triển nghề chế biến hải sản tại quê hương.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Lê Hữu Quyền cho biết: Thực hiện phương án của tỉnh, đến nay, tỉnh đã rà soát được hơn 1.700 người có nhu cầu vay vốn, tổng số tiền là 136 tỉ đồng. Vì nguồn vốn cuối năm hạn hẹp nên về phía ngân hàng đang đề xuất trung ương, tỉnh bổ sung thêm nguồn vốn để người dân làm hồ sơ, giải ngân nguồn vốn kịp thời, đúng đối tượng, không để lao động hồi hương bị bỏ lại phía sau.

Vì dịch bệnh COVID-19, số người trở về quê hương từ các vùng có dịch vẫn đang từng ngày tăng lên. Việc tỉnh Thanh Hóa triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nguồn vốn, tạo việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch trong lúc này là giải pháp rất quan trọng để giúp người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Cùng với thống kê, rà soát nhu cầu việc làm, chính quyền các địa phương đang phối hợp với các trung tâm, đơn vị mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động và nâng cao tay nghề cho người lao động. Các địa phương cũng triển khai nguồn vốn vay giảm nghèo, phát triển các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với giao đất, giao rừng, trồng và nuôi cây, con đặc sản, phát triển du lịch cộng đồng… tạo sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống.

Khánh Phương (vbsp.org.vn)

TAGS:

Tin bài khác
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.