ViewSonic - “Ông lớn” trong thị trường màn hình tương tác toàn cầu phát triển

22:34 14/03/2023

Khi xu hướng e-learning phát triển, màn hình tương tác đang ngày càng được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là giảng dạy tại trường học.

Với sự phát triển của e-learning, xu hướng game hóa (gamification) nở rộ, các sản phẩm công nghệ như màn hình tương tác ngày càng được ưa chuộng. Màn hình tương tác (hay màn hình tương tác thông minh) là một màn hình cảm ứng cho phép người dùng thao tác trực tiếp bằng ngón tay hoặc bút, tương tự như một máy tính bảng cỡ lớn. Thiết bị này được xem là sự kết hợp giữa  màn hình LCD, máy chiếu, máy tính, hỗ trợ tối ưu cho các công việc giảng dạy, thuyết trình,…

Ảnh minh họa
Đặc điểm của màn hình tương tác thông minh là có khả năng kết nối Internet, hiển thị tốt các tệp tin đa phương tiện, dễ dàng kết nối với các thiết bị di động qua phần mềm,…

Theo số liệu từ Future Source, thị trường màn hình tương tác toàn cầu có 5 "ông lớn" đang thống trị với 61,2% thị phần, tính đến quý IV/2022. Đứng đầu là ViewSonic đứng đầu với thị phần 18,06%, hơn gần 3% so với vị trí xếp sau là Promethean (15, 6% thị phần). Tiếp sau đó lần lượt là Smart với 11,8% thị phần, Newline (8,5%) và Samsung (7,2%).

ViewSonic là một thương hiệu điện tử nổi tiếng đến từ Mỹ, sở hữu nhiều dòng màn hình tương tác hiện đại được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao. Bên cạnh đó còn hỗ trợ phần mềm chuyên dùng để soạn thảo bài giảng sinh động và hỗ trợ quản lý lớp là myViewBoard. 

Tính đến đầu năm 2023, ViewSonic cũng có hơn 8 triệu người dùng trên nền tảng myViewBoard. Đạt được thành công này phần lớn nhờ vào khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng của công ty trong ngành giáo dục. Các công cụ của ViewSonic đã biến lớp học trở nên thú vị hơn so với cách truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phổ biến của e-learning trên toàn cầu.

Cụ thể, ViewSonic đã phát triển màn hình tương tác ViewBoard và myViewBoard chuyên cung cấp các công cụ giảng dạy kỹ thuật số, tương thích với đa dạng nhu cầu. Người dùng có thể tiếp cận lượng lớn nội dung kỹ thuật số được tạo sẵn. Ngoài hình ảnh, video, GIF,... có thể chèn thêm cho bài thuyết trình thêm sinh động, người dùng cũng có thể xây dựng các khối hình 3D, sử dụng các công cụ toán học và trò chơi để thực hiện thí nghiệm mô phỏng, giúp bài giảng sinh động và thú vị. 

Bên cạnh đó, giải pháp của ViewSonic còn cho phép trải nghiệm viết vẽ tự nhiên với nhiều người tham gia cùng lúc. 

Năm 2022, ViewSonic cũng đã giới thiệu “Universe” - thế giới ảo metaverse giúp giáo viên và học sinh có thể gặp gỡ nhau trong không gian kỹ thuật số. “Universe” có nhiều không gian tương tác cho giáo viên và học sinh như lớp học, hội trường và khu sinh hoạt chung. Các công cụ điều khiển, giao tiếp và cảm xúc đều được xây dựng trực quan và dễ sử dụng, đem lại trải nghiệm sống động như ngoài đời.

Ngọc Phi (TH)