Việt Nam trở thành người chiến thắng về kinh tế ở Đông Nam Á
- 96
- Kinh doanh
- 08:29 21/11/2020
DNHN - Việt Nam đang được đánh giá là có nền kinh tế thành công duy nhất của Đông Nam Á trong "kỷ nguyên" coronavirus từ việc duy trì tốc độ tăng trưởng dương ổn định, trong khi các nền kinh tế khác đang vật lộn để phục hồi.
Xuất khẩu gia tăng và việc kiểm soát coronavirus hiệu quả đã giữ cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bất chấp đại dịch. © Reuters
Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 3, đánh dấu quý tăng trưởng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh đại dịch. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng nhận định, năm nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ tư về GDP trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vượt qua cả Singapore, Malaysia và Philippines.
Trái ngược với các nền kinh tế ASEAN khác, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát virus corona. Xuất khẩu tăng cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội khi các công ty chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc.
Xuất khẩu tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 26,7 tỷ USD, và Bộ Công Thương dự kiến mức tăng cả năm từ 3% đến 4%.
Một tàu container siêu lớn do Maersk điều hành đã cập cảng Cái Mép vào cuối tháng 10 vừa rồi, đây là chuyến đầu tiên cập cảng lớn nhất miền Nam Việt Nam. Trong khi trước đây, các tàu này thường lựa chọn các cảng khác trong khu vực, chẳng hạn như Singapore. Chính việc xuất khẩu ngày càng tăng của Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu vận tải biển đủ để khiến các tàu đến các nước phương Tây phải dừng lại ở đó.
Điều này cho phép hàng hóa Việt Nam được vận chuyển trực tiếp hơn đến người mua, giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian vận chuyển và làm cho quốc gia này trở nên cạnh tranh hơn với tư cách là nhà xuất khẩu.
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho thương mại Việt Nam, nhờ các nhà sản xuất chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ.
Cả các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp Trung Quốc đều đã chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để tận dụng nguồn lao động có tay nghề cao, chi phí thấp. Samsung Electronics, công ty sản xuất điện thoại thông minh trong nước hơn một thập kỷ, cũng có ý định chuyển hoạt động sản xuất máy tính cá nhân sang Việt Nam khi đóng cửa một nhà máy ở Trung Quốc.
Cho đến nay, Việt Nam mới báo cáo khoảng 1.300 trường hợp nhiễm coronavirus, sự thành công trong việc chống bùng phát dịch đã là giảm thiểu tác động đến nền kinh tế. Việt Nam cũng đã áp đặt lệnh cách ly xã hội trong vòng ba tuần vào tháng 4 và hoạt động sản xuất bình thường đã trở lại nhanh hơn so với những nơi khác trong khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp rất hạn chế và chi tiêu của người tiêu dùng vẫn ổn định, chiếm 70% GDP.
Trong khi đó, các nước ASEAN khác vẫn chưa thoát khỏi sự sụt giảm do vi rút gây ra. Dự báo GDP cả năm của IMF cho thấy Việt Nam tăng 1,6%, trong khi đó ở Singapore, Malaysia giảm 6% và ở Thái Lan giảm 7,1%.
Nền kinh tế Malaysia giảm 2,7% trong quý 3, kéo theo sự sụt giảm 4% trong lĩnh vực dịch vụ, vốn dĩ đóng góp gần 60% GDP. Các ngành liên quan đến du lịch đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Khách sạn Malaysia, tỷ lệ lấp kín phòng tại các khách sạn Malaysia đã giảm xuống chỉ còn 20% trong tuần cuối cùng của tháng 10, khi bối cảnh số trường hợp nhiễm covid tăng đột biến. Nhóm công nghiệp cảnh báo rằng nếu không có sự hỗ trợ thêm của chính phủ, các doanh nghiệp du lịch "sẽ buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn cũng như thực hiện các hành động quyết liệt để tồn tại", điều này cho thấy rằng việc cắt giảm việc làm sẽ tiếp tục diễn ra.
Chính phủ Thái Lan đã công bố dữ liệu kinh tế hôm thứ Hai cho thấy GDP giảm 6,4%, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp giảm.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 3.500 USD vẫn thấp hơn rất nhiều so với 58.500 USD của Singapore và 10.200 USD của Malaysia. Nhưng đại dịch đang thúc đẩy sự thay đổi trật tự kinh tế của khu vực.
Tại Indonesia - nơi có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á hiện đang có số ca nhiễm cao nhất khu vực Đông Nam Á, trong khi Malaysia đang vật lộn với làn sóng thứ hai kể từ tháng trước. Chừng nào mức độ lây nhiễm vẫn còn cao, hoạt động kinh tế sẽ đình trệ do người tiêu dùng tránh ra ngoài, khiến sự phục hồi càng trở nên xa vời.
Mặc dù một số nước ASEAN dự đoán sẽ phục hồi mạnh trong năm tới, nhưng Việt Nam có thể vẫn là nền kinh tế duy nhất có mức tăng trưởng vào nửa đầu năm 2021, tùy thuộc vào diễn biến của đợt bùng phát.
Tuy nhiên, hiện cũng đang có những yếu tố sẽ che khuất khuất triển vọng. Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được cho là sẽ duy trì quan điểm cứng rắn của Washington đối với Trung Quốc, nhưng nếu ông loại bỏ các mức thuế trừng phạt do chính quyền hiện tại đang áp dụng, việc di chuyển của các nhà sản xuất sang Việt Nam có thể chậm lại.
Bảo Trinh (Theo Nikkei Asian)
Bài liên quan
#hậu Covid-19

Kịp thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ để phục hồi hậu Covid-19
Tại Việt Nam, tác động của dịch COVID-19 khiến triển vọng năm 2022 của Việt Nam dự báo rất khó khăn. Chính vì vậy, nếu không có chương trình đặc biệt, gói kích thích kinh tế đủ mạnh và kịp thời về tài khóa và tiền tệ thì chúng ta sẽ lỡ nhịp và tụt hậu. Đây cũng chính là nội dụng chính trong các kiến nghị của nhiều chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 được tổ chức ngày 5-12.

Hoa Kỳ thúc đẩy đà phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19
Catherine Mann, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Citibank cho biết: “Mỹ sẽ lại đóng vai trò đầu tàu cho kinh tế toàn cầu vào năm 2021".

Thị trường bất động sản sẽ như thế nào sau dịch bệnh Covid-19?
Chính phủ đã có các biện pháp hỗ trợ kịp thời để thị trường bất động sản có thể hồi phục tốt sau dịch bệnh.

Kinh tế chia sẻ và những thách thức từ đại dịch Covid-19
Sụt giảm doanh thu, thậm chí thua lỗ mạnh đang là tình cảnh chung của các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ trên toàn cầu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo các biện pháp giãn cách xã hội và sự sụt giảm chi tiêu của người dân. Liệu nền kinh tế chia sẻ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này để tiếp tục phát triển?

Hậu Covid-19: Tín dụng tiêu dùng có còn là 'gà đẻ trứng vàng'?
Dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều hộ gia đình, nên nhu cầu vay tiêu dùng sẽ giảm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi, tín dụng tiêu dùng vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" nếu các doanh nghiệp có những sản phẩm mới "may đo" phù hợp với nhu cầu thị trường.

Hậu Covid-19: Tăng trưởng tín dụng sẽ đi về đâu?
Ngân hàng Nhà nước dự kiến tín dụng trong năm 2020 sẽ tăng thêm cho nền kinh tế khoảng 900 nghìn tỷ đến 1,1 triệu tỉ đồng với mức tăng dự báo khoảng 11-14%. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến các chuyên gia, công ty phân tích thị trường đều cho rằng rất khó để đạt được mức 14% như kỳ vọng.
Đọc thêm Kinh doanh
Dự án tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đề xuất tổng mức đầu tư 20.469 tỷ đồng
Ban Quản lý dự án 2 vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
EVN triển khai áp dụng mẫu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính
Kể từ ngày 1/7/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.
Xuất khẩu thủy sản quý II tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái
Xuất khẩu thủy sản quý II năm nay đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Tổng 6 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản Việt Nam đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.
Đăng ký BIDV SmartBanking - Rinh quà 500k++
Chương trình diễn ra từ 17/06 - 16/09/2022 với tổng giá trị giải thưởng trên 12 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng sẽ được nhận ngay 65,000 đồng vào tài khoản cùng các mã giảm giá 50%, tối đa lên đến 150,000 đồng/mã khi trải nghiệm các dịch vụ tiện ích trên BIDV SmartBanking.
Điện lực Hà Tĩnh đã mua hơn 66 triệu kWh điện mặt trời áp mái nhà
Hệ thống điện mặt trời áp mái nhà đã đóng góp khoảng 22% phụ tải cho hệ thống lưới điện Hà Tĩnh. Hiện nay, toàn tỉnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt trên diện rộng, phụ tải điện tăng đột biến.
Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
Mới đây, các chuyên gia ở Hiệp hội Vận tải hàng không đánh giá, với thị trường Việt Nam, dự kiến sẽ có những dấu hiệu tích cực cả ở nội địa và quốc tế sau đại dịch Covid-19 khá rõ nét. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Quảng Nam thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt gần 15 nghìn tỷ đồng
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết, thu ngân sách 6 tháng đầu năm khoảng 14.838 tỷ đồng, đạt 78,1% dự toán, tăng 40,9% so cùng kỳ. Số tăng thu này nhờ thủy điện đầy nước, dẫn đến thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 64,7% (400,9 tỷ đồng), tăng 23,4% so cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 6, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 338 tỷ USD
Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2022 đạt 15,11 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2022.
Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu kinh doanh 2022 lỗ 9.300 tỷ đồng
Vietnam Airlines lên kế hoạch kinh doanh năm nay đạt doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu tăng, công ty vẫn dự kiến lỗ ròng 9.335 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021.