Thứ hai 16/12/2024 07:00
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ 23 của thế giới

15/12/2024 14:07
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23.
Bài liên quan
Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP, hướng đi bền vững cho nền kinh tế ở Hạ Hòa
Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thách thức và cơ hội nền kinh tế năm 2025

Thông tin từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong năm 2023 đạt 23,8 nghìn tỷ USD, giảm 5% so với năm trước đó. Khoảng 20 trong số 30 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới ghi nhận sự sụt giảm giá trị xuất khẩu.

Số lượng các hạn chế thương mại toàn cầu tăng gần gấp 5 lần kể từ năm 2015, đạt gần 3.000 biện pháp hạn chế trong năm qua.

Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 354 tỷ USD, chiếm 1,5% toàn cầu, Việt Nam xếp vị trí thứ 23 trong tổng số 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 giảm 4,6% (giảm khoảng 17,04 tỷ USD) so với năm trước.

Trong đó, giảm mạnh nhất là các nhóm hàng như nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,61 tỷ USD; hàng dệt may giảm 4,27 tỷ USD; giày dép các loại giảm 3,66 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,62 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 2,54 tỷ USD; hàng thủy sản giảm 1,95 tỷ USD; hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 750 triệu USD…

Bên cạnh đó, xuất khẩu một số nhóm hàng trong năm 2023 vẫn đạt mức tăng cao so với năm trước. Cụ thể, hàng rau quả tăng 2,24 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 2,17 tỷ USD; gạo tăng 1,22 tỷ USD; hạt điều tăng 558 triệu USD.

TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, cho biết, nhiều mặt hàng của Việt Nam đứng Top đầu xuất khẩu như: Gạo, hạt tiêu, dệt may… tức là đã có thể xếp Việt Nam vào một trong những cường quốc về xuất khẩu. Cho nên cần phải có sự ứng xử xứng với vị trí cường quốc. Đó là không thể chậm trễ trong việc đưa sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường.

Do đó, đầu tiên, doanh nghiệp phải tìm hiểu thông tin về sản xuất xanh chuyển đổi xanh, xuất khẩu bền vững như thế nào. Nó đã thể hiện trong các quy định mới các nước đưa ra và ta phải đáp ứng, phải tìm hiểu kỹ. Doanh nghiệp phải đầu tư cho chuyển đổi xanh. Việc đầu tư này rất tốn kém song doanh nghiệp đã tham gia cuộc chơi thì phải chấp nhận.

Doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài, từ tư vấn, hướng dẫn, kết nối, cung cấp tín dụng tài chính… Nguồn hỗ trợ có thể đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam, các quốc gia tiên tiến như EU… Phải tìm kiếm và tận dụng những hỗ trợ này. Doanh nghiệp cần phải xem việc chuyển đổi xanh không chỉ là thách thức và khó khăn mà nó là cơ hội lớn để doanh nghiệp đầu tư, chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư quy trình sản xuất, thay đổi thiết bị, nguyên liệu đầu vào. Sự thay đổi sẽ kích thích đổi mới sáng tạo và về lâu dài thúc đẩy chuyển đổi tốt hơn.

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ 23 của thế giới
Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ 23 của thế giới

Bất chấp sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và các rào cản thương mại toàn cầu, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch 3,4 nghìn tỷ USD trong năm ngoái, cao hơn gần 1,4 nghìn tỷ USD so với Mỹ.

Lần gần đây nhất Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là vào năm 1979. Nhưng từ đó đến nay, nước này chứng kiến thâm hụt thương mại ngày càng lớn.

Dù vậy, xuất khẩu năng lượng - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ - đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong thập kỷ qua. Năm 2023, thặng dư thương mại ròng của mặt hàng năng lượng Mỹ là 65 tỷ USD.

Sản lượng năng lượng nội địa tăng đáng kể đã giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới tránh được các cú sốc giá dầu như cú sốc xảy ra do chiến tranh Nga-Ukraine.

Đức là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, với kim ngạch năm 2023 tăng 1% so với năm trước dù tăng trưởng kinh tế âm. Nền kinh tế phụ thuộc lớn vào công nghiệp này chịu tác động nặng nề khi giá dầu tăng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí phải dừng sản xuất.

Năm 2023, Đức xuất khẩu 160 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này. Tuy nhiên, con số này có thể giảm tới 15% nếu các đề xuất tăng thuế quan của ông Trump có hiệu lực.

Trong đó, ngành ô tô và dược phẩm sẽ bị tác động lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ được dự báo sẽ lần lượt giảm 32% và 35%.

Danh sách các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất không chỉ phản ánh sự phân bổ sức mạnh thương mại toàn cầu mà còn cho thấy những thách thức do biến động địa chính trị và chính sách thương mại.

Trong khi Trung Quốc và Mỹ vẫn là những người chơi lớn, các quốc gia khác như Đức đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và biến động kinh tế. Sự thay đổi trong dòng chảy thương mại toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải thích nghi và tìm kiếm các cơ hội mới để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Tin bài khác
Giải cứu các dự án điện tái tạo: Xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng

Giải cứu các dự án điện tái tạo: Xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng

Quy mô các dự án tái tạo đã đầu tư lên đến khoảng 13 tỉ USD, trong đó có nhiều dự án vi phạm, cần được tháo gỡ để giải phóng nguồn lực. Thủ tướng yêu cầu: Nghiêm cấm việc chạy chọt, tiêu cực, tham nhũng… Nếu ai chạy chọt, các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm.
Thủ tướng: Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ và tới Cà Mau

Thủ tướng: Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ và tới Cà Mau

Sáng 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Cờ Đỏ sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Những yếu tố khiến TP.HCM dẫn đầu cả nước về thương mại điện tử 2024

Những yếu tố khiến TP.HCM dẫn đầu cả nước về thương mại điện tử 2024

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự bùng nổ của thương mại điện tử tại TP.HCM để TP.HCM dẫn đầu cả nước là hạ tầng công nghệ hiện đại.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính toàn diện

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính toàn diện

“Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá các lĩnh vực của ngành Tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp”.
Thúc tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và Lào Cai - Hải Phòng

Thúc tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và Lào Cai - Hải Phòng

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quyết tâm khởi công hai dự án đường sắt trọng điểm vào năm 2025 và 2027, khẳng định quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ.
Vĩnh Phúc: Cú hích đầu tư từ làn sóng phát triển bền vững

Vĩnh Phúc: Cú hích đầu tư từ làn sóng phát triển bền vững

Theo Giám Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc – Nguyễn Xuân Quang, chiến lược thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Bộ Công Thương sẽ tuân thủ sáu quan điểm trọng yếu để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Đồng Nai: Quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Đồng Nai: Quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức khẳng định, tỉnh luôn xem công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Hải quan Bình Dương phấn đấu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương phấn đấu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng

Thông tin về kế hoạch năm 2025, Cục Hải quan Bình Dương đặt mục tiêu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với dự toán năm 2024.
CIEM: Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7,25%

CIEM: Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7,25%

TS. Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 7,25%, cao hơn mức 7,06% được ước tính trước đó.
Bộ GTVT đăng ký nhu cầu kế hoạch vốn năm 2025 là 89.211 tỷ đồng

Bộ GTVT đăng ký nhu cầu kế hoạch vốn năm 2025 là 89.211 tỷ đồng

Năm 2025, Bộ GTVT được giao 71.135 tỷ đồng, nếu tính cả nguồn vượt thu các năm 2021, 2022, 2023 thì tổng kế hoạch vốn năm 2025 khoảng 87.000 tỷ đồng.
Bộ GTVT lên phương án để giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Bộ GTVT lên phương án để giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lên phương án giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại trong năm 2024, quyết tâm hoàn thành mục tiêu được giao.
Quỹ hỗ trợ đầu tư cần hướng tới cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài

Quỹ hỗ trợ đầu tư cần hướng tới cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quỹ Hỗ trợ đầu tư cần phải hướng tới mục tiêu hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài.
Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Hội nghị được kỳ vọng sẽ là cơ hội quan trọng để Chính phủ và các bên liên quan tìm ra giải pháp tháo gỡ hiệu quả, đảm bảo nguồn lực được sử dụng hợp lý, tránh lãng phí và thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển bền vững.
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về kim ngạch lẫn giá trị trong năm 2024 thêm một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.