
Việt Nam hút gần 5,45 tỷ USD vốn nước ngoài trong quý I/2023
Xét về vùng lãnh thổ, có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore đầu tư lớn nhất với tổng vốn lên tới gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn.
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong quý I/2023, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạt gần 5,45 tỷ USD, tương ứng bằng 61,2% so cùng kỳ năm 2022.
Xét về vùng lãnh thổ, có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore đầu tư lớn nhất với tổng vốn lên tới gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; xếp thứ hai là Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc). Xét về số dự án, Hàn Quốc vẫn đứng đầu cả về số dự án mới, số lượt điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Xét về cơ cấu, tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,22 tỷ USD, giảm 25,5% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký của các dự án mới đạt hơn 3 tỷ USD, giảm 5,9%; tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 1,21 tỷ USD, giảm 70,3%.
Quý I/2023 ghi nhận sự tăng trưởng trở lại cả về số dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư và dự án điều chỉnh tăng vốn nhưng tổng vốn FDI vào Việt Nam vẫn giảm mạnh 39% do không có các dự án quy mô lớn như cùng kỳ năm 2022. Đáng lưu ý, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài cũng giảm 2,2%, đạt 4,3 tỷ USD nhưng mức giảm đã cải thiện so với hai tháng đầu năm.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), là do trong 3 tháng cuối năm 2022 có sự gia tăng đột biến với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án LEGO, với tổng vốn đăng ký 1,32 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký mới trong 3 tháng năm 2022.
Trong khi đó, giá trị góp vốn, mua cổ phần, theo Cục Đầu tư nước ngoài, cũng giảm và vốn điều chỉnh chưa được cải thiện nhiều so với 2 tháng. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ.
Về lĩnh vực kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vững vai trò "đầu tàu" với tổng vốn đầu tư đạt gần 4 tỷ USD, chiếm 73% tổng vốn đầu tư đăng ký nhưng giảm 25% so cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 766 triệu USD, chiếm gần 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 71,6%. Trong khi đó, các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi thu hút vốn đầu tư tăng hơn so với cùng kỳ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 276 triệu USD, tăng gấp hai lần và gần 151 triệu USD, tăng 37%.
PV (t/h)
Cùng chuyên mục


Sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật tại Kỳ họp thứ 6

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

Quan ngại thị trường xuất khẩu dần bị bó hẹp nếu không gỡ thẻ vàng IUU
Những bất thường “chưa từng thấy” của doanh nghiệp lên nghị trường

Hải Phòng tăng cường giao lưu, xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với Hồng Kông
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững