Thứ năm 10/10/2024 18:19
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việt Nam đang tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

02/09/2024 07:05
IMF dự báo GDP (PPP) Việt Nam đạt khoảng 2.343 tỉ USD vào năm 2029. Nếu dự báo đúng, sau 5 năm nữa nước ta bước vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
aa

Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa

Tại cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư hôm 30/8 cho ý kiến vào các dự thảo văn kiện cho Đại hội XIV của Đảng để chuẩn bị trình Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, về dự thảo Báo cáo Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Đại hội XIV của Đảng sẽ là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước và dân tộc. Đại hội cũng sẽ quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong 5 năm tới (2026 - 2030), tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021 - 2030); hướng tới mốc son 100 năm đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo nền tảng để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024) tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024) tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng cho biết, Bộ Chính trị cơ bản nhất trí những báo cáo, nhận định, đánh giá đã được tổng kết, đặc biệt tổng kết 40 năm đổi mới là đầu vào quan trọng cho việc xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng yêu cầu cân nhắc làm rõ, sâu sắc hơn một số vấn đề cụ thể; đồng thời cần thống nhất nhận thức về bối cảnh mới đang mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sau 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là sau 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Tinh thần là nhìn thẳng vào sự thật, không tô hồng, không bôi đen, đánh giá chính xác kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển của đất nước chưa được hoặc chậm được tháo gỡ, khắc phục; tiếp tục kiên định sự nghiệp đổi mới đất nước.

Khát vọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc lại tại Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024) vào tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh rằng, từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong top 20 quốc gia trên thế giới, là mắt xích quan trọng trong 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu.

Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (P5), các nước lớn, và là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khảng định: Lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu, Việt Nam được Liên Hiệp Quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chèo lái con thuyền cách mạng, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh, lập nên nhiều kỳ tích.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới có những cơ hội, song cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc", lấy đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng làm động lực, huy động mạnh mẽ sức dân, gắn kết chặt chẽ ý đảng với lòng dân làm nền tảng.

“Nhất định Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không ngừng phấn đấu, đóng góp nhiều hơn nữa duy trì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Cơ sở để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới

Theo số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2023, GDP (PPP) - GDP theo sức mua tương đương của Việt Nam đạt khoảng 1.438 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân (PPP) đầu người Việt Nam đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108/192 trên thế giới. IMF dự báo, giai đoạn 2024 - 2029, quy mô GDP (PPP) và GDP bình quân (PPP) đầu người của nước ta sẽ liên tục cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng thế giới. IMF dự báo kết thúc năm 2024, GDP (PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới và GDP bình quân (PPP) đầu người được dự báo đạt khoảng 15.470 USD, xếp thứ 107/192.

Nếu so với Úc, Ba Lan, hiện quy mô GDP (PPP) Việt Nam hiện xếp dưới hai quốc gia này nhưng IMF dự báo Việt Nam sẽ vượt vào năm 2029 với con số tuyệt đối đạt khoảng 2.343 tỉ USD. Nếu đạt được con số này, chỉ sau 5 năm nữa Việt Nam sẽ bước vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong top gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Đức, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Mexico, Ý, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Tây Ban Nha, Canada, Ai Cập và Bangladesh.

Đó là cơ sở để Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra dự báo chiến lược, nhất định Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ghi chú: Biểu đồ GDP theo PPP (sức mua tương đương). Số liệu công bố tháng 4/2024.  Nguồn: IMF15:49/-strong/-heart:>:o:-((:-h
Biểu đồ GDP theo PPP (sức mua tương đương). Số liệu công bố tháng 4/2024. Nguồn: IMF.

Thời kỳ hậu Covid-19 và những bất ổn địa chính trị gần đây, kéo đà tăng trưởng của kinh tế thế giới và Việt Nam cũng nằm trong vòng xoát đó. Bằng chứng là kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn ghi nhận phục hồi chậm, nhưng đến năm 2024, riêng Việt Nam vẫn duy trì ổn định vĩ mô, lạm phát không quá cao và tốc độ phục hồi kinh tế đang khá tốt. GDP quý II/2024 đạt 6,93%, vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 của Chính phủ (5,5 - 6%) khiến cho các tổ chức quốc tế thấy rõ khả năng hồi phục và đưa ra những dự báo lạc quan hơn mục tiêu mà VN đề ra, tăng trưởng cả năm xoay quanh 7%.

Với sự tăng trưởng đó, cho thấy quy mô nền kinh tế đã lớn hơn nhiều, phản ánh sự phục hồi và cái nhìn tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam.

Quy mô nền kinh tế tăng 100 lần sau 40 năm

Thực tế quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 100 lần trong 4 thập niên, từ 4 tỉ USD lên 430 tỉ USD vào năm 2023, đưa nước ta vào nhóm các nước trung bình cao, từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực trong quá trình thực hiện khát vọng trở thành một quốc gia thịnh vượng, để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) gắn kết với 60 nền kinh tế lớn và phát triển ở khu vực và toàn cầu, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Với những cơ sở đáng tin cậy đó, đã mở ra nhiều thị trường trên toàn cầu để hàng hóa Việt Nam có mặt trên khắp thế giới; và cũng mở ra cơ hội thu hút dòng vốn FDI, khi Việt Nam đang được xem là một điểm đến khá hấp dẫn.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức 7%/năm, chỉ trong vài chục năm tới thì quy mô nền kinh tế sẽ ở mức rất lớn và khả năng vượt qua nhiều nước như IMF dự báo. Khi đó thu nhập của người dân cũng sẽ tăng hơn nhiều, Việt Nam có thể bước vào nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Đó là kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta sẽ thành hiện thực sớm hơn nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% trong vòng 10 đến 15 năm.

Điều này sẽ thành hiện thực, nếu so sánh với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, khi họ có khoảng 45 năm phát triển với mức tăng bình quân 6 - 7%/năm, thì Việt Nam có nhiều điểm tương tự, nhưng thời gian phát triển chỉ mới khoảng 30 năm.

Hiện tại nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2022 nhận định rằng, thể chế có thể sẽ trở thành trở ngại lớn đối với việc hiện thực hóa khát vọng Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Thực tế, các quy định, khung pháp lý của Việt Nam còn chưa đồng bộ, chồng chéo, từ đó cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp trong nước khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dù đã có nhiều chính sách khuyến khích nhưng đi vào thực tế còn hạn chế, chưa tạo nên làn sóng mới, mạnh mẽ để bứt phá.

Do vậy, điều cần thiết ngay từ bây giờ là phải tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, cởi mở hơn và đồng bộ từ các cấp, các ngành để các doanh nghiệp có sự bứt phá, dám nghĩ dám làm.

Một khi cộng đồng doanh nghiệp thật sự lớn mạnh, phát triển bền vững thì tất nhiên quy mô nền kinh tế sẽ tăng nhanh, thu nhập của người lao động tăng theo và quy mô nền kinh tế cũng tăng nhanh.

Vĩnh Hy

Tin bài khác
Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, phát triển mô hình OCOP tại nhiều địa phương, sản phẩm nông nghiệp của Bình Dương ngày càng được nâng tầm.
Năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành cường quốc biển vì lí do này

Năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành cường quốc biển vì lí do này

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.
Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD. Với kết quả khả quan trong 9 tháng đầu năm và triển vọng tích cực trong các tháng cuối năm, mục tiêu này không chỉ khả thi mà thậm chí có thể vượt qua.
Điện lực miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Điện lực miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Sáng 9/10, tại trụ sở Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị góp ý kiến các dự án luật.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục nắm bắt cơ hội, tiên phong đổi mới mô hình quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số để tăng sức cạnh tranh.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân: Đẩy mạnh tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân: Đẩy mạnh tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết ,đã phản ánh những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai, đặc biệt trong các dự án y tế và giáo dục.
Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và đang xây dựng một khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ, dự kiến sẽ sớm đi vào hoạt động.
Nghệ An: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng hơn 32%

Nghệ An: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng hơn 32%

Theo Sở Công Thương Nghệ An, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng 32,01% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 84,58% kế hoạch năm.
Lào Cai: Kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Lào Cai: Kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Quyết định chấm dứt tình huống khẩn cấp là một bước quan trọng trong quá trình phục hồi sau thiên tai, giúp Lào Cai tập trung khắc phục hậu quả.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Động lực để doanh nghiệp Việt phủ sóng toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Động lực để doanh nghiệp Việt phủ sóng toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp Việt và khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Bình Dương: Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng

Bình Dương: Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng

Chiều ngày 08/10/2024, đã diễn ra kiện xúc tiến đầu tư “Bình Dương - Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng” do Tổng Công ty Becamex IDC chủ trì tổ chức.
Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Bám sát các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Ngân hàng đã xác định Tam nông là một trong những lĩnh vực ưu tiên về vốn tín dụng của nền kinh tế.
Xây dựng quy định riêng với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

Xây dựng quy định riêng với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan đã được giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bà Rịa- Vũng Tàu: GRDP 9 tháng đầu năm tăng cao nhất 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.

Bà Rịa- Vũng Tàu: GRDP 9 tháng đầu năm tăng cao nhất 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.

Trong 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng 11,47% - mức tăng cao nhất trong 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.
Lãnh đạo tỉnh Long An làm việc với Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki

Lãnh đạo tỉnh Long An làm việc với Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki

Đoàn công tác lãnh đạo tỉnh Long An và các sở, địa phương trong tỉnh đã đến Làm việc với Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki tại thành phố Kobe, Nhật Bản.