Thứ sáu 09/05/2025 11:45
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%?

12/10/2020 00:00
Theo báo cáo mới nhất tháng 4 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, khu vực châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam, cho thấy tăng trưởng tại khu vực này năm 2020 sẽ chậm lại rất nhiều vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%?

Phần lớn tương lai của các nền kinh tế ở khu vực châu Á phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế của các đối tác thương mại quan trọng, cả về xuất khẩu và du lịch. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của IMF, dự báo tăng trưởng năm 2020 ở các nước châu Á đều giảm mạnh, với mức tăng trưởng 1,2% đối với Trung Quốc, 1,9% đối với Ấn Độ và 2,7% đối với Việt Nam, cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 1.

Dự kiến tăng trưởng của các nước châu Á (Nguồn: IMF, ảnh Nikkei)

Tăng trưởng kinh tế của khu vực được dự báo ở mức 0% là mức tồi tệ nhất trong vòng 60 năm trở lại đây của khu vực châu Á Thái Bình Dương, khi so sánh mức tăng trưởng với hai cuộc khủng hoảng lớn trước đây là khủng hoảng tài chính toàn cầu ( tăng trưởng ở mức 4,7%) và khủng hoảng tài chính châu Á ( tăng trưởng ở mức 1,3%).

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 2.

Mức giảm tăng trưởng của khu vực châu Á là mức thấp nhất trong 60 năm qua (Nguồn: IMF)

So với các khu vực khác trên thế giới, mức tăng trưởng giữ nguyên so với năm trước của khu vực châu Á là tương đối tốt. Tại khu vực châu Âu và Mỹ, mức tăng trưởng được dự báo lần lượt là giảm 5,9% và 7,5% so với năm 2019. Đây là các khu vực có mức độ ảnh hưởng của dịch nặng nề, do công tác phòng chống dịch không tốt từ giai đoạn đầu, dẫn đến dịch bệnh lan rộng và khiến chính phủ các nước phải ban hành các lệnh phong toả, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế.

Trong khi đó, các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã có những biện pháp phòng dịch chủ động và về cơ bản đã thành công trong việc tránh lây lan ra cộng đồng; nhờ đó mà triển vọng kinh tế của nước ta được đánh giá cao nhất khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng dự kiến đạt 2,7%. Trung Quốc, nền kinh tế hàng đầu châu Á cũng có mức tăng trưởng dương là 1,2%, dù rằng đây là mức giảm khá lớn so với mức 6,2% của năm 2019.

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 3.

Mức tăng trưởng của khu vực châu Á được dự kiến cao hơn hẳn so với Mỹ và châu Âu (ảnh: IMF)

Trong ngắn hạn, các nước ở khu vực châu Á tập trung kiểm soát dịch bệnh sớm và duy trì hệ thống kinh tế sao cho ngay sau khi đại dịch kết thúc, các hoạt động kinh tế có thể sớm được phục hồi; các nước trong khu vực làm điều này thông qua việc tăng nguồn lực cho ngành y tế và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua việc giảm lãi suất, tăng nguồn tiền cho vay với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn dịch Covid – 19 diễn ra.

Bên cạnh Việt Nam, Malaysia cũng là một nước rất thành công trong công tác chống dịch, giúp nước này có được dự báo tương đối khả quan về tăng trưởng sau khi dịch bệch chấm dứt.

Tuy nhiên, về lâu dài, việc các nước châu Á có đạt được mức tăng trưởng như dự kiến của IMF hay không còn phụ thuộc nhiều vào các nước trên thế giới, khi có nhiều quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa và du lịch; ngoài ra dòng vốn FDI từ các nước lớn đầu tư cũng bị ảnh hưởng nhiều vì dịch. Thái Lan, một đất nước có ngành du lịch rất phát triển ở châu Á dự kiến chỉ đạt 37% doanh thu từ du lịch so với năm 2018, tương ứng với 1.120 tỷ bath.

Việt Nam rất có thể cũng sẽ thất thu nặng nề với ngành du lịch, với dự báo của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế tới nước ta giảm ít nhất 70% so với năm ngoái, chỉ còn 5,5 triệu lượt khách trong kịch bản khả quan nhất. Khách du lịch nội địa cũng sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể quay trở lại được mức như trước dịch, dù lệnh cách ly xã hội của nước ta đã được nới lỏng.

Ngoài ra, với việc các nước ở EU và Mỹ cũng như Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là xuất khẩu nông – lâm – thủy sản, với mức giảm 4,5% của nông – lâm sản và 11,2% của thủy sản. Đây đều là các ngành chủ lực của nước ta trong xuất khẩu, do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung của nước ta sẽ bị ảnh hưởng lớn vì dịch Covid - 19.

Việt Nam có thể vượt qua dự báo của IMF để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%? - Ảnh 4.

Lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam giảm mạnh do dịch bệnh (Ảnh: ForbesVietnam, nguồn: Tổng cục thống kê)

Như vậy, có thể thấy, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid – 19 như toàn thế giới, nhưng nhờ các biện pháp phòng dịch sớm và chặt chẽ mà khu vực châu Á vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới. Đặc biệt tại Việt Nam, với những chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng và Chính phủ, dịch Covid – 19 về cơ bản đã được khống chế tại nước ta, nhờ đó chúng ta có mức tăng trưởng được đánh giá là tốt nhất ở châu Á. Hơn thế nữa, với những chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam có kỳ vọng rất lớn sẽ vượt qua mức tăng trưởng dự kiến là 2,7% của IMF.

Tiến Đạt

Tin bài khác
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Ngày 30/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.