Vì sao phải ‘cứu nguy’ doanh nghiệp hàng không tới năm 2021?
- Vấn đề
- 08:09 23/11/2020
DNHN - Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên mức giảm thuế 2.100 đồng/lít với xăng dầu hàng không trong cả năm 2021. Bộ cho rằng, đây là giải pháp rất cần thiết đối với doanh nghiệp hàng không lúc này.
Ảnh minh họa
Hỗ trợ hàng không đến năm 2021?
Theo dự thảo Nghị quyết về các chính sách ưu đãi thuế bảo vệ môi trường (BVMT) do Bộ Tài chính soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến, Bộ này đề xuất giữ nguyên mức giảm thuế 2.100 đồng/lít với xăng dầu hàng không trong cả năm 2021.
Trước đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 979/2020 quy định từ 1.8 đến hết 31.12, mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, mức thuế được áp dụng là 3.000 đồng/lít (tăng 900 đồng).
Theo Bộ Tài chính, việc giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường trong 4 tháng cuối năm 2020 làm số thu thuế giảm khoảng 360 - 400 tỉ đồng/tháng. Tuy nhiên, đây chính là mức hỗ trợ trực tiếp để góp phần giảm giá nhiên liệu bay, chi phí nhiên liệu đầu vào cho doanh nghiệp vận tải hàng không, bù đắp chi phí, giúp hàng không phục hồi sau khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ cho rằng, giải pháp trên cũng phù hợp với bối cảnh hiện tại khi nhiều nước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19.
Đánh gia về tác động của Dự án Nghị quyết, Bộ Tài chính phân tích, trước bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, khó khăn hơn cả là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề chịu tác động đầu tiên bởi dịch Covid-19, nhất là ngành hàng không. Đại dịch Covid-19 đã đẩy ngành công nghiệp vận tải hàng không thế giới vào giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử hơn 100 năm thành lập và các hãng hàng không Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường nên chi phí thuế bảo vệ môi trường sẽ được chuyển vào giá thành sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế bảo vệ môi trường.
Với việc tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít đến hết ngày 31/12/2021 sẽ góp phần trực tiếp giảm giá nhiên liệu bay, cụ thể giá nhiên liệu bay chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng giảm tương ứng là 900 đồng/lít và giá nhiên liệu bay sau thuế giá trị gia tăng giảm tương ứng là 990 đồng/lít. Việc giảm mức thuế BVMT cũng sẽ góp phần giảm chi phí bay, gián tiếp tạo nguồn tài chính cho doanh nghiệp vận hành hoạt động trong bối cảnh đã suy yếu về dòng tiền, âm về thanh khoản.
Nhiên liệu bay là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu để vận hành các chuyến bay. Việc giảm giá nhiên liệu bay là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng không, làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của ngành hàng không.
Từ đó góp phần duy trì, phát triển doanh nghiệp, gia tăng nhu cầu sử dụng lao động trong ngành hàng không nói chung và tạo hiệu ứng kích cầu sử dụng lao động trong các ngành khác như du lịch, dịch vụ..., góp phần thực hiện đảm bảo an sinh xã hội.
Bảo Bảo
Tin liên quan
Đọc thêm Vấn đề
Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để tạo đà tăng trưởng bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam bởi vậy cần hoàn thiện pháp luật TMĐT nhanh chóng, để các cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài và an toàn.
Kịch bản và triển vọng kinh tế năm 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo năm 2021 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng theo 2 kịch bản. Kịch bản 1 tăng trưởng đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 tăng trưởng đạt 6,46%.
Việt Nam tiếp tục là "ngôi sao đang lên", trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
Đó là nhận định của Bộ phận phân tích thông tin EIU (Economist Intelligence Unit) trong báo cáo đánh giá về Việt Nam mới đây.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt: Người dân phải "sống chung với rác" đến bao giờ?
Những năm gần đây, bãi rác tổ dân phố 17, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sinh sống gần đó.
Không mua điện Trung Quốc trong năm 2021 để giải tỏa công suất điện mặt trời
Đây là thông tin này được ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết tại Hội nghị tổng kết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
Xúc tiến thương mại trên môi trường mạng cần hỗ trợ khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa
Bộ Công Thương mới ban hành Thông tư 40/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2019/TT-BCT, hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) phát triển ngoại thương, thuộc Chương trình cấp quốc gia về XTTM.
Phá bỏ nhiều “rào cản” trong lĩnh vực dược – mỹ phẩm và an toàn thực phẩm
Bộ Y tế đã bãi bỏ số lượng kỷ lục các văn bản quy phạm pháp luật, làm lợi cho các doanh nghiệp 2,4 triệu ngày công và 625 tỷ đồng mỗi năm.
Các hãng tàu cần thực hiện nghiêm túc quy định về giá cước vận chuyển container
Dù Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản đề nghị các hãng tàu phải minh bạch thông tin về giá cũng như có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên song tới nay tình trạng tăng giá container vẫn diễn ra.
Định hình chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới
Trong bối cảnh dịch covid hiện hữu, xây dựng chiến lược và đầu tư kinh doanh là một trong những nhiệm vụ then chốt và được xác định là động lực tăng trưởng mới để phát triển phù hợp với điều kiện hiện nay...
Ước tính tăng trưởng doanh thu của ngành sữa là một chữ số trong năm 2021
Về triển vọng tăng trưởng 2021, SSI cho rằng ngành sữa ít nhạy cảm hơn với dịch Covid-19. Mặc dù sữa được coi là mặt hàng thiết yếu, nhưng xu hướng tiêu thụ có thể theo “mô hình chữ K”.