Thứ bảy 16/11/2024 08:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vì sao doanh nghiệp tư nhân ngại tham gia vào dự án hợp tác công - tư?

12/10/2020 00:00
Mặc dù Nhà nước và nhà đầu tư cùng tham gia vào dự án hợp tác công - tư (PPP) nhưng theo nhiều nhà đầu tư, họ đang phải "gánh" nhiều rủi ro hơn.

Nếu Nhà nước vừa tham gia đầu tư lại vừa tham gia quản lý, can thiệp quá mức vào hợp đồng thì chẳng khác nào "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

Khi đóng góp ý kiến cho Dự án Luật PPP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả cho biết, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào dự án PPP đang đối mặt với quá nhiều khó khăn và rủi ro. "Trong đó, có việc không tách bạch rõ vai trò của khu vực nhà nước trong dự án PPP", ông Hoàng nói.

Cụ thể, theo ông Hoàng, khu vực tư nhân tham gia dự án PPP đang bị đối xử bất bình đẳng, bị Nhà nước quản lý như nhà thầu. Ông cho biết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư là hai bên đối tác ký kết hợp đồng, nhưng trong thực tế, cơ quan nhà nước thường lạm dụng quyền lực quản lý nhà nước để can thiệp vào thực hiện hợp đồng dự án bằng các quy định hành chính, bằng các văn bản pháp lý, khiến phương án tài chính dự án PPP bị điều chỉnh.

"Do đó, chức năng quản lý và chức năng đầu tư của Nhà nước cần phải được tách bạch trong luật để tạo ra cơ chế rõ ràng cho các dự án PPP được triển khai thuận lợi", ông Hoàng kiến nghị. Theo đó, ông đề xuất cần có một cơ quan thẩm định độc lập để tránh tình trạng nhà nước can thiệp quá mức vào dự án PPP, tạo khoảng không cho doanh nghiệp hoạt động.

Thậm chí, trong Dự án Luật PPP cần phải có các quy định rõ ràng để hạn chế sự can thiệp này, đảm bảo tuân thủ hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, cần quy định rõ xử lý trách nhiệm như thế nào nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp sâu, gây ảnh hưởng đến phương án tài chính đã nêu tại hợp đồng.

Một kiến nghị tương tự cũng được một chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đưa ra khi nói về cơ chế hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong dự án PPP. Vị này cho biết, thực tế trong nhiều hợp đồng PPP, khu vực nhà nước thường chịu rủi ro ít hơn so với khu vực tư nhân.

Ngay cả trong trường hợp rủi ro do phía Nhà nước phải đền bù thiệt hại theo quy định của hợp đồng thì trên thực tế việc thực hiện cũng rất khó. "Ai đền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đền hay cơ quan nào, khi đền thì phải thực hiện thủ tục thế nào?", vị này đặt câu hỏi.

Còn theo ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, cơ chế PPP là cơ chế chia sẻ rủi ro hai bên cùng có lợi, do đó Nhà nước trong dự án PPP cần được xem như một nhà đầu tư có vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng theo quy định của hợp đồng giữa hai bên. Nếu Nhà nước vừa tham gia đầu tư lại vừa tham gia quản lý, can thiệp quá mức vào hợp đồng thì chẳng khác nào "vừa đá bóng, vừa thổi còi". "Cơ chế như vậy sẽ rất khó để hút khu vực tư nhân tham gia vào dự án PPP", ông Eric nói.

Do đó, để dự án PPP trở nên khả thi, cân bằng được lợi ích giữa nhà nước và tư nhân, ông Eric khuyến nghị "Chính phủ cần hiểu rõ nhu cầu, yêu cầu khu vực tư nhân là như thế nào, và ngược lại khu vực tư nhân cũng cần hiểu rõ động cơ và những quy trình thủ tục mà Chính phủ phải tuân thủ. "Đó là cơ chế hai bên có lợi", đại diện ADB nhấn mạnh.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn tới, nhu cầu đầu tư toàn xã hội cũng như nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng là rất lớn. Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này theo giá hiện hành dự kiến khoảng 9.120-9.750 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 32-34% GDP.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu độc lập của ADB, từ năm 2015 - 2025, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng trung bình hàng năm của Việt Nam khoảng 16,7 tỷ USD (khoảng 367 nghìn tỷ đồng); và theo Ngân hàng HSBC, con số này vào khoảng 17,2 tỷ USD (khoảng 378,4 nghìn tỷ đồng).

Những con số này cho thấy, với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng tăng, trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu, thì dư địa cho việc huy động nguồn vốn dồi dào từ khu vực tư nhân cả trong nước và nước ngoài là rất lớn.

Vì vậy, Dự án Luật PPP đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham vấn ý kiến sẽ tập trung vào 9 vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện dự án PPP như phạm vi điều chỉnh và lĩnh vực dự án, quy mô dự án, loại hợp đồng PPP, bảo lãnh Chính phủ, quyết toán, hậu kiểm, hoạt động của doanh nghiệp dự án, miễn giảm sử dụng đất và sự tham gia của bên cho vay.

Anh Nhi

Tin bài khác
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều đột phá, tháo gỡ điểm nghẽn và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tại 12 tỉnh, thành, trong đó Hà Nam và Sơn La thành lập thị xã mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm: “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm: “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”

Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt gần 646 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngăn chặn hàng nhập lậu và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Ngăn chặn hàng nhập lậu và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan yêu cầu cục trưởng cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử.