Thứ tư 02/07/2025 03:48
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

'Văn hóa, sáng tạo và kết nối là con đường ngắn nhất để Lâm Đồng hội nhập quốc tế'

Đây cũng là nhận định của Đại sứ Hà Kim Ngọc - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tại Diễn đàn Kết nối Văn hóa - Du lịch - Thương mại tỉnh Lâm Đồng năm 2025 tại Hà Nội.
'Văn hóa, sáng tạo và kết nối là con đường ngắn nhất để Lâm Đồng hội nhập quốc tế'
Đại sứ Hà Kim Ngọc chia sẻ tại Diễn đàn Kết nối Văn hóa - Du lịch - Thương mại tỉnh Lâm Đồng năm 2025 tại Hà Nội.

Đại sứ Hà Kim Ngọc - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá Diễn đàn Kết nối Văn hóa - Du lịch - Thương mại tỉnh Lâm Đồng năm 2025 tại Hà Nội là dịp quan trọng để cùng chia sẻ những thành tựu, kinh nghiệm quý báu, đồng thời thảo luận về các giải pháp phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Lâm Đồng nói riêng và đất nước nói chung.

Ông Ngọc chia sẻ, để thúc đẩy sự phát triển bền vững của Lâm Đồng thông qua văn hóa, du lịch, thương mại và gắn kết sâu rộng với cộng đồng quốc tế thì một chiến lược ngoại giao văn hóa toàn diện, trong đó có việc phát huy các danh hiệu UNESCO, sẽ là yếu tố quan trọng góp phần vào đó.

3 cụm từ khóa định hướng dài hạn cho sự phát triển của Lâm Đồng

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã đưa ra ba cụm từ khóa mang tính chiến lược và định hướng dài hạn cho sự phát triển của Lâm Đồng: “Diện mạo mới”, “Sáng tạo mới” và “Kết nối mới”.

Theo ông Hà Kim Ngọc, việc ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận đang được đề xuất hợp nhất để hình thành “Lâm Đồng mới” mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ với rừng thông, đồi hoa, nông sản đặc trưng và bờ biển tuyệt đẹp. Đồng thời, khu vực này còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa có giá trị đặc biệt và mang tầm vóc nhân loại.

"Lâm Đồng mới không chỉ kế thừa các giá trị truyền thống mà còn hội tụ tinh hoa từ ba tỉnh, tạo nên sức mạnh cộng hưởng để hình thành một vùng đất với bản sắc đậm đà và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, du lịch và thương mại", đại sứ Hà Kim Ngọc nhận định.

Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh những di sản đã được UNESCO vinh danh: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Di sản khắc gỗ triều Nguyễn, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang và danh hiệu Thành phố sáng tạo âm nhạc dành cho Đà Lạt. Bên cạnh đó là Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông và Nghệ thuật làm gốm Chăm ở Bình Thuận – tất cả tạo nên một nền tảng di sản phong phú, đặc sắc, là nguồn lực quý giá để phát triển bền vững.

Sáng tạo mới – Động lực cho phát triển bền vững

Trong kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ, ông Hà Kim Ngọc cho rằng sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong mọi chiến lược phát triển. Sáng tạo giúp nâng cao giá trị văn hóa, hỗ trợ hội nhập sâu rộng và thúc đẩy kinh tế, đặc biệt trong các ngành công nghiệp văn hóa.

Ông khẳng định, việc Đà Lạt trở thành Thành phố sáng tạo về âm nhạc đã mở ra một cánh cửa phát triển mới cho toàn vùng. Đây không chỉ là minh chứng cho sức mạnh văn hóa của Lâm Đồng mà còn là bước đệm để lan tỏa sáng tạo vào các lĩnh vực khác như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống.

Sáng tạo, theo ông, không đơn thuần là đổi mới về kỹ thuật hay công nghệ, mà còn là cách thức để bảo tồn và phát huy những giá trị bản địa, từ đó nâng cao thương hiệu địa phương trên bản đồ thế giới.

Kết nối mới - Chìa khóa thành công trong hội nhập

Từ góc nhìn ngoại giao và phát triển bền vững, ông Hà Kim Ngọc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng “kết nối mới”. Ông cho rằng, các tỉnh sau sáp nhập cần không chỉ kết nối nội vùng mà còn mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt, Đà Lạt - với vai trò là Thành phố sáng tạo - có thể làm cầu nối giữa Lâm Đồng mới và các thành phố sáng tạo khác trên thế giới. Thông qua đó, các dự án giao lưu văn hóa, phát triển du lịch và bảo tồn di sản có thể được thúc đẩy một cách mạnh mẽ, hiệu quả.

Ông cũng đề xuất việc xây dựng cơ sở hạ tầng sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cộng đồng sáng tạo cùng tham gia.

"Kết nối trong bối cảnh hội nhập cũng đồng nghĩa với việc Lâm Đồng phải xây dựng các cơ sở hạ tầng sáng tạo, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà sáng tạo và cộng đồng tham gia vào các dự án chung. Việc tổ chức các sự kiện, hội nghị và triển lãm quốc tế như hiện nay cũng đang là một trong những cách hiệu quả để quảng bá và kết nối Lâm Đồng với thế giới", ông Hà Kim Ngọc nhận định.
'Văn hóa, sáng tạo và kết nối là con đường ngắn nhất để Lâm Đồng hội nhập quốc tế'
TP Đà Lạt được coi là trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Lâm Đồng mới sau hợp nhất với Bình Thuận và Đắk Nông.

Bước đi mới hướng tới Lâm Đồng mới

Từ những thế mạnh nêu trên, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã đưa ra 6 gợi ý với tỉnh Lâm Đồng mới như sau:

Thứ nhất gắn Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với chính sách phát huy giá trị danh hiệu Thành phố sáng tạo và các di sản được UNESCO vinh danh. Danh hiệu Thành phố Sáng tạo không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm lớn lao. Lâm Đồng cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong đó đặt văn hóa, sáng tạo và du lịch là trung tâm. Mọi kế hoạch phát triển cần khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo gắn liền với di sản văn hóa, trong đó có các di sản được UNESCO tôn vinh, và môi trường tự nhiên để tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài và thịnh vượng.

Thứ hai thúc đẩy văn hóa, du lịch, thương mại tỉnh Lâm Đồng gắn liền với Chiến lược ngoại giao văn hóa. Nhằm nâng cao vị thế và thương hiệu Lâm Đồng trên trường quốc tế, tôi tin rằng với việc triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa sẽ hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng và triển khai các chương trình giao lưu quốc tế, cũng như quảng bá văn hóa và du lịch của Lâm Đồng. Cụ thể, Bộ Ngoại giao sẽ tạo ra các cầu nối quan trọng thông qua các sự kiện ngoại giao, đặc biệt là các chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài" (trong năm 2025 sẽ tổ chức tại các quốc gia như Đức, Indonesia, New Zealand). Sự tham gia của địa phương là cơ hội để giới thiệu rộng rãi văn hóa, du lịch và các sản phẩm đặc sắc của mình, đồng thời thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, thúc đẩy ngành du lịch và gia tăng sức hút đầu tư vào các dự án sáng tạo và phát triển kinh tế xanh tại tỉnh.

Ba là, kết nối các địa phương trong mạng lưới Thành phố Sáng tạo trong nước và quốc tế. Việc tham gia vào Thành phố sáng tạo của UNESCO mang lại cơ hội tuyệt vời để Lâm Đồng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong các dự án sáng tạo. Đà Lạt có thể chủ động kết nối với các thành phố sáng tạo khác, như Hội An, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố quốc tế, để triển khai các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo và phát triển du lịch bền vững.

Bốn là, thúc đẩy các mô hình du lịch sáng tạo. Lâm Đồng có thể phát triển thêm nhiều mô hình du lịch sáng tạo gắn liền với các ngành nghề truyền thống, như du lịch trải nghiệm tại các làng nghề thủ công, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch tâm linh; đồng thời bảo vệ và phát huy giá trị thiên nhiên. Việc nâng cao giá trị của các sản phẩm đặc sản địa phương, như cà phê, hoa, các loại quả… sẽ giúp Lâm Đồng tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch quốc tế và phát triển kinh tế cho cộng đồng.

Năm là, hỗ trợ chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo và đào tạo tài năng. Một chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho nghệ nhân, nghệ sĩ, và tài năng trẻ là yếu tố quyết định trong việc phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo tại Lâm Đồng. Bộ Ngoại giao có thể hỗ trợ tỉnh kết nối với các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển, và các chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sáng tạo cho thế hệ trẻ, nhất là tạo cơ hội để thế hệ trẻ của Lâm Đồng tham gia vào các dự án sáng tạo quốc tế, giúp nâng cao năng lực sáng tạo và phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại tỉnh.

Sáu là, quảng bá Lâm Đồng thông qua hệ thống cơ quan đại diện ngoại giao. Là người đã từng đồng hành với các địa phương, trong đó có Đà Lạt, Đắc Nông và Bình Thuận trong nhiều năm qua, tôi tin các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có thể đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hình ảnh và vị thế của Lâm Đồng trên trường quốc tế. Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện có thể tận dụng các sự kiện, triển lãm, hội nghị quốc tế để giới thiệu mạnh mẽ các sản phẩm văn hóa đặc sắc, tiềm năng du lịch phong phú và các giá trị độc đáo của tỉnh. Đồng thời, thông qua các nền tảng ngoại giao, Lâm Đồng sẽ có cơ hội kết nối với các đối tác quốc tế tiềm năng, mở rộng hợp tác trong việc phát triển các dự án sáng tạo, thu hút đầu tư và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa. Chính những nỗ lực này sẽ góp phần khẳng định Lâm Đồng như một điểm đến đáng tin cậy, một trung tâm sáng tạo và phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới.

"Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, của địa phương và vùng đất, bởi nó kết tinh lịch sử, truyền thống, bản sắc, con người, phong tục tập quán, những giá trị vật thể và phi vật thể…, trong đó có các di sản được UNESCO tôn vinh. Văn hóa là con đường ngắn nhất từ trái tim đến trái tim, gắn kết cộng đồng, đất nước, dân tộc và kết nối với cộng đồng quốc tế. Văn hóa đi cùng với sáng tạo và kết nối cũng là con đường ngắn nhất để Lâm Đồng hội nhập quốc tế và phát triển trong kỷ nguyên mới. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Lâm Đông sẽ thành công", đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh.
Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.