Thứ bảy 19/07/2025 08:44
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Tuần ‘ác mộng’ của các đại gia Việt

12/10/2020 00:00
Trong tuần thị trường chứng khoán Việt lao dốc, cổ phiếu các doanh nghiệp giảm sâu. Hầu hết đại gia đã bị “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng tài sản trên sàn chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt vừa khép tuần giao dịch 22-26/10 theo kịch bản không mấy tích cực khi giảm phiên thứ 7 liên tiếp. Suốt một tuần qua, các chỉ số chính của thị trường như VN-Index, HNX-Index đều đi xuống, cùng với đó là đà giảm của hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn.

Tài sản 'bốc hơi' hàng nghìn tỷ

Tuần vừa qua cũng chứng khiến khối tài sản của các đại gia Việt sụt giảm rất mạnh, có người mất hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, cả 3 tỷ phú USD của Việt Nam hiện nay là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát; và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, chính là những người mất nhiều tiền nhất.

Cụ thể, đà giảm của cổ phiếu VIC tuần này đã khiến ông Vượng trở thành người mất nhiều tiền nhất một tuần giao dịch. Từ mức giá 99.100 đồng/cổ phiếu vào cuối tuần trước, đóng cửa phiên thứ 6 (26/10), VIC chỉ còn ở mức 96.400 đồng, giảm gần 2,7%. Với lượng cổ phiếu khổng lồ sở hữu tại doanh nghiệp của mình, khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đã giảm tới hơn 2.365 tỷ đồng chỉ trong tuần này. Hiện tại, hơn 876 triệu cổ phiếu VIC mà vị đại gia này nắm giữ có giá trị trường vào khoảng 84.400 tỷ đồng.

Cổ phiếu VIC giảm giá không chỉ ảnh hưởng tới tài sản của vị đại gia họ Phạm này mà 2 nữ đại gia khác tại Vingroup là bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) và Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương) cũng mất hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, hơn 151 triệu cổ phiếu VIC bà Hương sở hữu tuần qua đã giảm giá hơn 400 tỷ đồng, trong khi giá trị thị trường của hơn 100 triệu cổ phiếu VIC của bà Hằng cũng đã giảm hơn 270 tỷ đồng.

Cùng gặp vận đen trong tuần qua là nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo. Bà là người thứ 2 “bốc hơi” hơn nghìn tỷ tài sản chỉ trong một tuần.

Bộ đôi cổ phiếu Vietjet Air và HDBank của nữ đại gia này tuần qua đã giảm hơn 5% giá trị, trong khi HDB giảm 1.900 đồng thì VJC cũng tụt xuống mức giá 124.800 đồng/cổ phiếu so với mức 132.000 đồng cuối tuần trước. Điều này khiến khối tài sản trên sàn chứng khoán của bà Thảo giảm hơn 1.070 tỷ đồng, hiện còn ở mức 18.600 tỷ.

Không chỉ tuần vừa qua, mà cổ phiếu VJC đã giảm giá rất mạnh thời gian gần đây. Từ mức giá hơn 180.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 4, hiện cổ phiếu VJC đã giảm hơn 30% giá trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến khối tài sản ròng của bà Thảo đã giảm hơn 600 triệu USD từ đầu năm theo thống kê của Tạp chí Forbes. Tuy nhiên, với các khách sạn, bất động sản sở hữu và cổ phần tại các doanh nghiệp… bà vẫn sở hữu khối tài sản ròng lên tới 2,5 tỷ USD và giàu thứ 2 tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong hai người có khối tài sản trên TTCK giảm hơn1.000 tỷ đồngtuần qua. Ảnh:Hải An.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, MWG chỉ còn ở mức 108.000 đồng/cổ phiếu, giảm 17.100 đồng chỉ sau một tuần. Đà giảm của cổ phiếu này bất chấp những thông tin rất tích cực liên quan tới hoạt động kinh doanh 9 tháng của doanh nghiệp. Sau 9 tháng từ đầu năm, công ty này đã ghi nhận gần 65.500 tỷ đồng doanh thu thuần và báo lãi sau thuế hơn 2.187 tỷ đồng, tăng lần lượt 37% và 34% so với cùng kỳ.Cũng trải qua cơn “ác mộng” giảm giá cổ phiếu là ông chủ Tập đoàn Hòa Phát và ông chủ Thế giới Di động. Trong khi cổ phiếu HPG giảm 4,6% khiến ông Trần Đình Long mất hơn 988 tỷ đồng tài sản trên sàn chứng khoán, thì đà lao dốc tới 13,7% thị giá của cổ phiếu MWG tuần qua cũng khiến ông Nguyễn Đức Tài mất hơn 800 tỷ đồng.

Tuần vừa qua, nhiều khách hàng của chuỗi cửa hàng di động và điện máy này cũng nhận ra Thế giới Di động đang “xóa xổ” thương hiệu Trần Anh sau khi mua lại cách đây không lâu. Tại nhiều điểm cửa hàng điện máy Trần Anh đang được thay thế biển hiệu, logo của Thế giới Di động và Điện Máy Xanh.

Cổ phiếu MWG của Thế giới Di động đã giảm hơn 13,7% thị giá chỉ trong tuần này. Ảnh:Bloomberg.

Nhiều đại gia khác cũng mất hàng trăm tỷ đồng tuần vừa qua do giá cổ phiếu giảm sâu như bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank) mất hơn 570 tỷ đồng; ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC mất gần 480 tỷ đồng; hay ông Trần Lê Quân, Thành viên HĐQT Thế giới Di động mất hơn 495 tỷ đồng

Niềm vui của hai đại gia bất động sản phía Nam

Trong khi hầu hết đại gia đều mất tiền, vẫn còn một số người may mắn khi giá cổ phiếu doanh nghiệp vẫn giữ được mức tăng bất chấp thị trường giảm sâu.

Số ít trong đó là cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland do ông Bùi Thành Nhơn là Chủ tịch HĐQT. Trong khi các cổ phiếu từ dầu khí, ngân hàng, chứng khoán cho tới bất động sản cùng ngành giảm mạnh, NVL vẫn giữ mức tăng 3.100 đồng/cổ phiếu (4,4%) tuần vừa qua. Đóng cửa ngày giao dịch 26/10, NVL có giá 73.100 đồng/cổ phiếu. Chính điều này đã giúp khối tài sản của ông Bùi Thành Nhơn tăng thêm 590 tỷ đồng, và trở thành người kiếm được nhiều tiền nhất trên sàn chứng khoán tuần qua.

Hiện vị đại gia này đang đứng thứ 6 trong danh sách những người giàu nhất TTCK Việt với gần 14.000 tỷ đồng tài sản, kém người xếp thứ 5 là bà Phạm Thu Hương hơn 500 tỷ đồng.

Một đại gia có tiếng khác trong giới bất động sản là ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, cũng nằm trong số ít người gia tăng được khối tài sản của mình tuần vừa qua. Việc PDR tăng 350 đồng mỗi cổ phiếu tuần này đã giúp ông Đạt thu về hơn 50 tỷ đồng trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, số tăng nhỏ này không giúp ông cải thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng. Hiện ông sở hữu khối tài sản hơn 4.400 tỷ đồng, và xếp thứ 13 trong nhóm những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt hiện nay.

Phiên giao dịch 26/10 khép lại với đà giảm của VN-Index, đánh dấu phiên giảm thứ 7 liên tiếp của chứng khoán Việt. Tính trong tuần này vốn hóa thị trường đã mất gần 10 tỷ USD.

Theo Zing News

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.