Thứ bảy 23/11/2024 23:06
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Từ thảm họa sập cầu Phong Châu, cần suy nghĩ điều chỉnh chuẩn xây dựng nhà ở, cầu đường...

11/09/2024 06:00
Vì sao cầu Phong Châu đổ sập vẫn chưa thể trả lời chính xác. Cần suy nghĩ thay đổi các tiêu chuẩn về xây dựng, chống bão lũ, động đất...

Từ sáng 9/9 đến nay, hình ảnh cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đổ sập theo dòng nước lũ, gây bàng hoàng, làm chấn động dư luận xã hội. Theo báo cáo sơ bộ, của cơ quan chức năng, có 8 phương tiện, trong đó có 1 xe tải, 1 xe con, 5 xe máy, 1 xe đạp điện cùng nhiều người gặp nạn thời điểm một đoạn cầu Phong Châu bị sập, lũ cuốn trôi.

Cho đến nay những nạn nhân của thảm họa này vẫn chưa rõ số phận nhưng dự cảm rất thảm khốc.

cầu Phong Châu sập

Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập sáng 9/9 - Ảnh: TTXVN

Từ năm 2022, cử tri tỉnh Phú Thọ đã đề nghị sửa chữa cầu Phong Châu

Trong hệ thống sông Hồng ở Bắc Bộ, có rất nhiều cầu bắc qua sông chính và các phụ lưu nhưng đến nay, chỉ có cầu Phong Châu đổ sập trong lũ.

Vậy vì sao số phận cầu Phong Châu bi thảm như vậy?

Cầu Phong Châu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m. Phần đường xe chạy 7 m, lề người đi mỗi bên 1 m; bề rộng mặt cầu 9,5 m. Cầu gồm 8 nhịp, trong đó hai nhịp 6 và 7 được chế tạo từ hai nhịp giàn giản đơn 64 m do Bulgaria chế tạo.

Công trình được khánh thành vào ngày 28/7/1995. Cầu nằm ở vị trí trọng yếu nên cầu thường xuyên có lưu lượng phương tiện qua lại rất đông.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Phú Thọ ngày 9/9, liên quan vụ sập cầu Phong Châu, bão số 3 đã gây ra mưa lũ, khiến nước sông Hồng dâng cao. Lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình lòng sông, kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và 7) vào lúc 10 giờ 2 phút ngày 9/9. Thời điểm cầu sập, cầu có trọng tải 18 tấn.

Sở GTVT Phú Thọ khẳng định, cầu Phong châu đã qua nhiều đợt sửa chữa, lần gần nhất là năm 2023. Theo đó, năm 2013, cầu Phong Châu từng được thay 4 dầm bê-tông thường bằng 4 dầm bê-tông cốt thép dự ứng lực; dán sợi thủy tinh và sợi carbon gia cường; thay bu-lông cường độ cao bị đứt gãy, thảm lại mặt cầu, thay khe co giãn...

Kết quả kiểm định sau đợt sửa chữa này, cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng. Trước đó năm 2019, cầu Phong Châu được xử lý xói lở, gia cố trụ cầu. Năm 2023, cầu tiếp tục được sửa chữa nhỏ gồm tẩy gỉ, thay khe co giãn, sơn lại lan can và kiểm định cầu.

Riêng trụ T7 (trụ cầu vừa đổ sập trong sự cố), năm 2019 từng được tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê-tông cốt thép; mở rộng bệ trụ bằng bê-tông cốt thép; gia cường khả năng chống va xô bằng biện pháp nối cứng hai thân trụ.

Với trụ số 6 (cũng đổ sập trong sự cố), năm 2019 cũng đã gia cố chống xói bằng rọ thép đan máy có luồn thép D8 tạo khung cứng, trong nhồi đá hộc (2 hàng) theo chiều sâu, bên dưới bù đá hộc, phạm vi xếp xung quanh hệ móng cọc.

Một câu hỏi đặt ra, trụ số 6 và số 7 được gia cố như vậy có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không mà mới có hơn 5 năm, đã xảy ra sự cố?

Đáng lưu ý là, năm 2022, cử tri tỉnh Phú Thọ đã đề nghị Bộ GTVT bố trí kinh phí sửa chữa cầu Phong Châu do hư hỏng, xuống cấp nặng nhưng Bộ GTVT cho biết, chưa bố trí được kinh phí do nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 có hạn.

Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư dự án hoàn chỉnh QL32C đoạn qua TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Km11+500 - Km21+158) với tổng mức đầu tư khoảng 160 tỉ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Riêng việc đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng 2 cây cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ (qua các huyện Tam Nông và Cẩm Khê), Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực.

Về nguyên nhân làm cầu Phong Châu bất ngờ bị sập, ngoài nguyên nhân do lũ lớn lịch sử, làm nước sông chảy xiết, dư luận xã hội còn nghi ngờ có thể do tình trạng khai thác cát.

Mới đây, ngày 30/8/2024, UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản yêu cầu dừng khai thác cát sỏi với 35 mỏ trên sông Hồng và sông Đà trên địa bàn.

Thực tế trong nhiều năm qua, không chỉ ở Phú Thọ mà nhiều tỉnh thành trên cả nước, tình trạng khai thác cát vô tội vạ, là nguyên nhân gây sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, thậm chí gây hậu quả thảm khốc.

Cảnh báo những cây cầu yếu

Trước tình trạng lũ lịch sử xảy ra ở nhiều tỉnh thành phía Bắc, gây nên trận lũ lụt lịch sử và sau khi cầu Phong Châu bất ngờ bị đổ sập, sáng 10/9 Sở GTVT Hà Nội đã hạn chế phương tiện giao thông di chuyển qua cầu Chương Dương, do mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết. Cơ quan chức năng khẳng định kết quả kiểm định cầu Chương Dương mới nhất, cầu chính vẫn bảo đảm khả năng chịu lực HL93 (mức cao nhất áp dụng cho cầu, đường bộ hiện nay).

Từ sáng 10/9, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu Chương Dương do nước lũ quá lớn.
Từ sáng 10/9, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu Chương Dương do nước lũ quá lớn.

Sự thận trọng này là cần thiết khi mà đỉnh lũ trên sông Hồng ở mức rất cao.

Chiều 9/9, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu khẩn trương rà soát cầu yếu trên địa bàn, giao Ban Cán sự đảng UBND TP, trước mắt chỉ đạo bảo đảm lưu thông an toàn qua các cầu, các cầu yếu không bảo đảm an toàn phải dừng lưu thông; đồng thời khẩn trương triển khai Đề án gia cố, sửa chữa 89 cây cầu yếu, cầu tạm để thực hiện sớm trong thời gian tới. Đối với những cây cầu mất an toàn cao, phải thực hiện ngay việc sửa chữa, gia cố theo quy trình khẩn cấp theo quy định.

Không chỉ ở Hà Nội, các tỉnh miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Giang,… nhiều cây cầu vừa được chính quyền địa phương yêu cầu hạn chế và cấm di chuyển vì lo ngại nước lũ chảy siết dẫn tới nguy cơ sập cầu. Trong đó, Phú Thọ cấm lưu thông qua cầu Tứ Mỹ tại Km 2a6+500 trên Quốc lộ 32 C. Tại Vĩnh Phúc, tạm cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô, ngay sau khi phát hiện tàu, xà lan mắc kẹt dưới chân cầu này. Yên Bái cấm các phương tiện qua cầu Yên Bái tại Km 280+500 trên Quốc lộ 37...

Việc hạn chế, cấm tạm thời lưu thông đối với nhiều cây cầu lớn như vậy mục đích là để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông, cũng là để bảo vệ cầu có thể bị tác động trước trước lũ.

Đến chiều 10/9, mực nước sông Hồng lên nhanh, gây lũ lớn, Hà Nội lệnh báo động tại 10 quận huyện; hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
Đến chiều 10/9, mực nước sông Hồng lên nhanh, gây lũ lớn, Hà Nội lệnh báo động tại 10 quận huyện; hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.

Cần nghiên cứu, thay đổi chuẩn về xây dựng

Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu, hàng năm Việt Nam phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai, với cường suất lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Đã có những giải pháp được triển khai trên phạm vi cả nước để ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại do thời tiết, thiên tai gây ra. Qua siêu bão số 3, cũng bộc lộ nhiều vấn đề về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong xây dựng cơ bản, xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị ven biển, ven sông...

Rất dễ thấy qua siêu bão số 3, nhiều chung cư cao tầng ở Thanh Trì, Hà Nội bị rung lắc, cư dân cảm nhận được cả tòa nhà rung bần bật, lắc lư bồng bềnh như say sóng; tình trạng vỡ, nổ cửa kính của nhiều căn hộ chung cư...

Theo quy định, các nhà ở của Việt Nam phải chống được động đất cấp 7. Quy định này có còn phù hợp khi mà từ ngày 1/1 đến ngày 31/7/2024, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) đã ghi nhận hơn 200 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 5.0 theo thang Mô-men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Nếu có động đất trên 6.0, bao nhiêu nhà dân, bao nhiêu chung cư cao tầng bị tác động và tác động đến đâu, là câu hỏi cần đặt ra để có thể xây dựng quy chuẩn xây dựng Việt Nam, kể cả những công trình ven biển, đảo...

Lưu ý là Việt Nam hiện vẫn chưa có luật về động đất, nên các quy định chặt chẽ về yếu tố kháng chấn trong xây dựng công trình nói chung và công trình cao tầng hiện còn đang rất rời rạc, chưa có gì chặt chẽ

Tương tự các Tiêu chuẩn kỹ thuật mới về cầu, đường bộ Việt Nam được áp dụng như hiện nay có còn thích hợp khi mà dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai cũng rất cực đoan như hiện nay?

Đây là những câu hỏi đặt ra trong tình hình biến đổi khắc nghiệt như hiện nay và dự báo còn khốc liệt hơn.

Nhà nước, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, sớm ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai, để tiếp tục điều chỉnh Chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030 cho phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Tin bài khác
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu về chính sách đối ngoại tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu về chính sách đối ngoại tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Powell có thể tạo ra căng thẳng về lãi suất giữa Nhà Trắng và Fed vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thay đổi và áp lực chính sách gia tăng.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương

Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương

Trung Quốc thể hiện thiện chí đối thoại thương mại với Mỹ, sẵn sàng giải quyết và quản lý các khác biệt để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương ổn định và lành mạnh.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Đồng USD tăng mạnh sau bầu cử Mỹ, châu Á đối mặt thách thức

Đồng USD tăng mạnh sau bầu cử Mỹ, châu Á đối mặt thách thức

Các quốc gia chịu ảnh hưởng sẽ phải đối mặt với tình trạng hàng xuất khẩu sang Mỹ rẻ hơn và chi phí nhập khẩu bằng đồng USD đắt đỏ hơn.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Người xưng tên Nguyễn Đắc Hải không phải nhân sự của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập

Người xưng tên Nguyễn Đắc Hải không phải nhân sự của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập

Người xưng tên Nguyễn Đắc Hải gọi điện thoại liên hệ làm việc với doanh nghiệp không phải nhân sự của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Gần đây, doanh nghiệp nước ngoài dồn dập đến Việt Nam để xúc tiến đầu tư. Đây là “tín hiệu vui” cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã bắt đầu…
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.