Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần Chốt khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, mức tăng lần này được cân nhắc kỹ trên cơ sở biến động chi phí đầu vào (giá than, khí cho sản xuất điện) và chi phí tiền điện phải trả của người dân, doanh nghiệp. Theo tính toán, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm từ 4.350 - 62.150 đồng/tháng, tùy mức độ sử dụng.
Cụ thể: Hộ dùng dưới 50kWh/tháng tăng khoảng 4.550 đồng/hộ; hộ dùng 51 - 100kWh tăng khoảng 9.250 đồng/hộ; hộ dùng 101 - 200kWh tăng khoảng 20.150 đồng/hộ; hộ dùng 201 - 300kWh tăng khoảng 33.950 đồng/hộ; hộ dùng 301 - 400kWh tăng khoảng 49.250 đồng/hộ; hộ dùng trên 400kWh tăng khoảng 65.050 đồng/hộ.
![]() |
Từ ngày 10/5 giá điện tăng 4,8% |
Đối với khách hàng ngoài sinh hoạt: Khối kinh doanh dịch vụ (574.000 khách), mỗi khách hàng tăng trung bình 332.000 đồng/tháng; khối sản xuất (1,98 triệu khách) tăng trung bình 677.000 đồng/tháng; khối hành chính sự nghiệp (719.000 khách), tăng trung bình 125.000 đồng/tháng.
Việc điều chỉnh giá điện được thực hiện theo Nghị định số 72/2025/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/3/2025 quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và Quyết định 07/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 50 Luật Điện lực 2024 có hiệu lực từ ngày 31/3/2025.
Năm nay, nhu cầu sử dụng điện dự kiến tăng khoảng 12,2%, tương ứng tổng sản lượng điện toàn hệ thống thêm 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.