Thứ bảy 18/01/2025 16:45
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

TS. Hồ Quốc Tuấn: Tư duy “mở - đóng” nền kinh tế vẫn chưa thông

27/09/2021 10:03
Khi được hỏi làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nước và giữ chân doanh nghiệp nước ngoài trong một bài phỏng vấn gần đây với truyền thông, tôi trả lời đơn giản “để cho họ được sản xuất trở lại”. Thế giới đang khủng hoảng thiếu
TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh
TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh.

Không thể kéo dài giãn cách

Khảo sát từ giữa tháng 8 của Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) tại Việt Nam, cho thấy 20% đã chuyển một phần đơn hàng ra khỏi Việt Nam, 14% đang dự định làm vậy. Hiệp hội Thương mại châu Âu (Eurocham) cũng cho biết, đã có 18% doanh nghiệp đã chuyển một số đơn hàng tại Việt Nam sang các thị trường khác.

Những con số này không bất ngờ nếu chúng ta xem xét chỉ số sản xuất công nghiệp của TPHCM: trong tháng 8 giảm hơn 49% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, TPHCM còn là nơi mà kinh tế về đêm, kinh tế phi chính thức hay kinh tế vỉa hè đóng vai trò rất quan trọng trong sự sôi động của thành phố. Nay nền kinh tế đó đang “thở oxy” với việc giãn cách xã hội chặt chẽ dài ngày. Và trong các kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, vẫn không biết làm sao mà những người dân đó sẽ hoạt động kinh doanh trở lại được.

Gần đây, Chủ tịch các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài gồm AmCham, EuroCham, KoCham và Hội đồng Kinh doanh Mỹ- ASEAN đều nhấn mạnh: “Chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay lại Việt Nam”. Về phía lãnh đạo TPHCM cũng nhấn mạnh: “Không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt”. Những điều đó cho thấy lãnh đạo TPHCM cũng đã hiểu và tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp.

Nỗi sợ “mở ra vài ngày rồi đóng lại”

Tuy nhiên, từ đó đến chuyện cho phép sản xuất trở lại, và rộng hơn là cho nền kinh tế từng bước trở lại bình thường mới vẫn còn một khoảng cách xa. Có 3 trở ngại có thể nhìn thấy.

Thứ nhất, tư duy "mở - đóng" nền kinh tế vẫn đang lẩn khuất đâu đó trong các phát biểu về “sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất”, cũng như những cách nghĩ “vùng xanh mới sản xuất”, hoặc “phải tiêm 2 mũi vaccine mới có thể sản xuất bình thường mới”. Và với tình trạng thiếu vaccine, sự lo sợ các ca bệnh tăng, cũng như tư duy “phải an toàn”, xem ra chúng ta rất dễ đi vào trạng thái mở ra rồi số ca tăng lên sẽ đóng lại.

Những vùng xanh có thể chuyển sang vùng đỏ trong thời gian rất ngắn. Đây là kinh nghiệm không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam thời gian qua cũng đã cho thấy rõ. Khi nào còn những suy nghĩ này, rủi ro chủ trương mở cho hoạt động kinh tế vài ngày rồi lại “quay xe 180 độ” đóng lại là không nhỏ.

Để tránh tình trạng này, cần phải có kế hoạch dài hạn để phần lớn doanh nghiệp có người lao động đã được tiêm 1 mũi vaccine có thể vận hành bình thường. Ai nhiễm bệnh thì ở nhà, phần còn lại không dương tính thì vẫn phải được xem như người khỏe mạnh mà tiếp tục được sản xuất.

Thứ hai, vấn đề kết nối chuỗi cung ứng. Mặc dù một số thành phố trọng điểm như Hà Nội và TPHCM đã có tỷ lệ tiêm vaccine khá cao, nhiều tỉnh thành khác vẫn chưa được như vậy. Nếu những nơi này vì lý do tỷ lệ phủ vaccine thấp mà tiếp tục trạng thái đóng cửa các vùng nguyên liệu và chặn các mắt xích vận chuyển, thì hoạt động khôi phục sản xuất ở các trung tâm sản xuất sẽ vẫn còn nhiều khó khăn.

Điều này chỉ có thể được khắc phục nếu các tỉnh thành cùng ngồi lại với nhau để thống nhất một phương án chống dịch và khôi phục sản xuất theo vùng, bao gồm các tỉnh thành có kết nối chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng. Nếu không, chuỗi cung ứng đứt gãy thì chuỗi sản xuất cũng đứt gãy theo.

Thứ ba, vấn đề cung ứng lao động. Kinh nghiệm của các nước mở cửa kinh tế trước từ nhiều tháng nay trên thế giới cho thấy đây là vấn đề nan giải. Và thực tiễn ở Việt Nam đang cho thấy đây cũng sẽ là trở ngại lớn cho việc mở cửa trở lại hoạt động sản xuất.

Theo khảo sát mới đây của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngay cả ở những nhà máy vẫn có thể thực hiện sản xuất cũng chỉ huy động được 10-50% số lượng công nhân, mà chủ yếu chỉ huy động được khoảng 20-30% công nhân. Như vậy rất khó để doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất và khôi phục được công suất.

Đừng bỏ rơi ngành dịch vụ

Đây chỉ mới nói tới vấn đề của lĩnh vực sản xuất. Ngành dịch vụ cũng đóng góp quan trọng vào kinh tế thành phố và nền kinh tế phi chính thức cũng vậy. Cho đến nay lộ trình mở cửa các hoạt động này còn ít rõ ràng hơn với sản xuất.

Đối với nhiều nước, họ thường khôi phục sản xuất cùng với khôi phục hoạt động dịch vụ ít tiếp xúc, sử dụng công nghệ online và dựa vào hệ thống shipper, rồi mới từng bước mở lại các hoạt động kinh tế có nhiều tiếp xúc giữa nhân viên với khách hàng như các nhà hàng ăn tại chỗ, vui chơi, giải trí.

Tuy nhiên, song song đó, họ cũng chi ra một khoản tiền lớn để hỗ trợ cho những doanh nghiệp gặp khó khăn do phải đóng cửa không hoạt động vì quy định chống dịch, dưới dạng các khoản cho vay lãi suất rất thấp hoặc là các khoản tài trợ. Đây là tiền ngân sách rót trực tiếp cho các ngân hàng, và điều kiện tiếp cận các khoản vay này là vô cùng đơn giản, vì đây là tiền Nhà nước rót cho ngân hàng giải ngân giúp qua mạng lưới ngân hàng.

Nhờ những giải pháp như vậy, nhiều doanh nghiệp không thể hoạt động có được “tiếp oxy” trong suốt 18 tháng thực hiện nhiều lần giãn cách ở Anh. Điều này trong điều kiện Việt Nam là không hề dễ dàng.

Câu chuyện gần đây nhất là TPHCM xin hỗ trợ 28.000 tỷ đồng và hơn 142.000 tấn gạo để hỗ trợ hơn 4,7 triệu người đang lâm vào cảnh khó khăn do dịch Covid-19 kéo dài, nhưng kết quả là gần đây ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho biết: “Thành phố đề nghị hỗ trợ 28.000 tỷ đồng thì xem xét tới lui mới cho được 2.000 tỷ đồng”.

Với nguồn lực phân bổ như vậy, với tư duy “mở - đóng”, sợ trách nhiệm, buộc doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu ca bệnh tăng, thì tiến trình mở cửa kinh tế sẽ rất khó khăn.

Trong đó, nỗi sợ “mở ra vài ngày rồi đóng lại” là vấn đề đáng lo hàng đầu. Nó không chỉ lãng phí nguồn lực mà còn gây tổn thất niềm tin của doanh nghiệp và người lao động.
Nhiều doanh nghiệp không cần giải cứu, họ chỉ cần được sản xuất, và không bị “đánh úp” bởi những chính sách “đóng - mở” khó đoán.

TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản vào cuộc đua "săn" quỹ đất trong năm 2025 đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tập đoàn lớn tích cực mở rộng và đầu tư vào các dự án chiến lược tại các khu vực trọng điểm.
Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội vừa phê duyệt 8 dự án nhà ở xã hội, cung cấp hơn 1.500 căn hộ cho người dân. Các dự án này sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng
Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Thị trường bất động sản ven biển đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, theo chuyên gia bất động sản giai đoạn 2025-2026 sẽ là thời điểm thị trường này khởi sắc trở lại. Đây là cơ hội vàng cho Bình Thuận, một thị trường mới nổi đầy tiềm năng với lợi thế về du lịch.
Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng gay gắt.
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Bảng giá đất mới của Hà Nội khiến nhiều người dân và nhà đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi và đầu tư đất, tạo ra cơ hội và thách thức mới trên thị trường.
Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản năm 2024 đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa giữa các phân khúc. Để thị trường phát triển bền vững, cần những chính sách tháo gỡ các "nút thắt" cục bộ.
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.