Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- 439
- Tiêu điểm
- 23:55 20/06/2022
DNHN - Báo cáo xu hướng mới nhất của Viện Nghiên cứu Reuters năm 2022 cho rằng, về phía loại hình báo chí số, cũng như sự lựa chọn của công chúng cho thấy sự lên ngôi của phát thanh số, khi loại hình podcast này ngày càng được đón nhận rộng rãi trên các nền tảng tin tức.

Theo TS Đỗ Anh Đức, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội: Nghiên cứu về báo chí số nói riêng và chuyển đối số nói chung phụ thuộc nhiều vào những dự báo, cũng như sự thay đổi của bản thân nền công nghiệp này trên thực tế.
Báo cáo xu hướng mới nhất của Viện Nghiên cứu Reuters năm 2022 chỉ ra một số điểm nhấn quan trọng, trong đó nổi bật là xu hướng thu hút nhân tài quay trở lại với tòa soạn cho chiến lược cạnh tranh hậu COVID-19.
Về phía loại hình báo chí số, cũng như sự lựa chọn của công chúng, báo cáo cũng cho thấy sự lên ngôi của phát thanh số, khi loại hình podcast này ngày càng được đón nhận rộng rãi trên các nền tảng tin tức.
Cũng trong vấn đề liên quan đến tái cơ cấu tòa soạn, báo cáo của Reuters và nhiều nghiên cứu trên thế giới đã bàn đến mô hình ‘ghép lai’ (hybrid) tức là tòa soạn nửa trực tiếp, nửa trực tuyến, do áp lực từ việc thích ứng với thời kỳ khủng hoảng đại dịch COVID-19.
Các nhà báo phương Tây, theo các điều tra gần đây, tỏ ra hài lòng với cách làm việc này, nhưng đối với giới quản lý thì có nhiều chuyện phải quan ngại về làm việc nhóm, phối hợp trong ê-kip sản xuất, đặc biệt là tính sáng tạo.
Cách làm tin từ xa hay phỏng vấn gián tiếp này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các nguyên tắc nghề nghiệp của báo chí, nhất là báo chí điều tra. Chiếm vị trí trung tâm trong các dự báo thời gian tới, không có gì đáng ngạc nhiên, đó chính là những vấn đề đang nổi bật hiện nay như: trí tuệ nhân tạo AI, blockchain, Web3 hay Metaverse.
Năm 1992, Neal Stephenson, nhà văn, tác giả của cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash đã mô tả Metaverse là một "thế giới kỹ thuật số bao trùm" tồn tại trong một vũ trụ song song với vũ trụ mà chúng ta biết là thế giới vật chất của con người. Nó giống như Internet chúng ta biết và yêu thích nhưng ở dạng 3D. Đó là một vũ trụ số mà cộng đồng có thể tham gia dưới dạng hình đại diện được cá nhân hóa và sau đó tương tác với hình đại diện của người khác.
TS Đỗ Anh Đức cho biết: Từ năm 2021, khi Facebook đổi tên công ty thành Meta, câu chuyện vũ trụ số này lại trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Thực ra, Metaverse không phải là cái gì hoàn toàn mới.
Những ứng dụng của thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, mà hệ quả là thực tế ảo mở rộng (extended reality - XR) đã và đang mang đến những trải nghiệm đầu tiên về một thế giới hoàn toàn ảo.
Về mặt thực hành báo chí, đã có một số tòa soạn báo thử nghiệm phỏng vấn nhân vật, với cách họ gọi là ‘đi vào trong’ metaverse. Thời báo Tài chính (Financial Times) tiên phong trong cuộc phỏng vấn Nick Clegg, giám đốc của Meta và sau đó, giới báo chí ở một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng có thử nghiệm tượng tự mà họ đều cho thấy là “một nơi tuyệt vời” để tiến hành phỏng vấn.
Năm 2021, báo South China Morning Post cũng thử nghiệm việc mã hóa các bài báo quan trọng, hình ảnh và các dữ liệu khác dưới dạng token không thể thay thể (NFT, non-fungible tokens), ứng dụng công nghệ blockchain, có thể trao đổi, mua bán, sưu tập mà không sợ bị giả mạo.
“Chưa có những nghiên cứu cụ thể về báo chí số và metaverse, vì thực tế vũ trụ số này vẫn chưa định hình. Nhưng trải nghiệm của báo chí với metaverse có thể tương tự và phát triển lên từ báo chí nhúng (immersive journalism).
Việc các công ty công nghệ lớn đang ‘tiến vào’ metaverse là một thực tế, và một cảnh huốn hoàn toàn mới sẽ mở ra, với những triển vọng và hệ lụy khó lường. Theo giới quan sát, đó sẽ là một cuộc chuyển đổi lớn từ cách tương tác, tổ chức cộng đồng, cách thông tin, kinh doanh, giải trí, thực hành văn hóa…, và kể cả các nghiên cứu học thuật cũng sẽ phải thay đổi theo, do đối tượng và không gian đã khác. Liệu con người và những giá trị nhân văn thực có vượt qua được lần chuyển đổi này không, hay sẽ nhường quyền cho thế giới ảo? Chúng ta đã từng lo lắng và đến giờ đã vượt qua sau những lần các làn sóng số nổi lên, nhưng lần này thì chưa biết.
Hà An
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
Đọc thêm Tiêu điểm
Quảng Ngãi đề xuất Chính phủ, sớm có "cơ chế đặc biệt" cho KKT Dung Quất
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã có kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm ưu tiên sớm nâng cấp sân bay Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vận tải tại KKT Dung Quất nói riêng, thúc đẩy phát triển các Vùng kinh tế động lực trọng điểm miền Trung nói chung.
Thu phí không dừng: Kiên quyết không lùi tiến độ, ai chậm phải chịu trách nhiệm!
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục khẳng định kiên quyết không lùi tiến độ, nhất định hoàn thành lắp đặt thu phí không dừng trên toàn quốc trước ngày 31/7/2022.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các quy định hiện hành về việc mua sắm thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế...
Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
Chiều ngày 23/6, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) đã đồng phối hợp cùng Công ty TNHH Nano Technologies Việt Nam tổ chức Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp & người lao động (DN & NLĐ) và quyết định bổ nhiệm trưởng ban.
Bình Dương lần thứ 2 được ICF vinh danh Top 7 các cộng đồng phát triển thông minh trên thế giới
Sau bốn lần liên tiếp nằm trong Top 21 (Smart 21) và lọt vào Top 7 lần đầu tiên vào năm 2021, Vùng thông minh Bình Dương tiếp tục được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) công nhận vào Top 7 các cộng đồng có chiến lược phát triển thông minh trên thế giới năm 2022.
Bình Dương tổ chức họp mặt kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022)
Ngày 17/6/2022, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp mặt 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022) và trao thưởng Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết lần thứ VII năm 2021. Đến dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Công nghệ vì lợi ích cộng đồng: Blockchain và an ninh kinh tế
Blockchain có thể cải thiện an ninh kinh tế ở các nước đang phát triển ra sao? Sau đây là nhận định từ chuyên gia Shehzad Bhanji – diễn giả chính và cố vấn cuộc thi RMIT Fintech Blockchain 2022.
Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sáng ngày 16/6, Alibaba.com, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và công ty OSB đã cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” để đem đến các phân tích báo cáo xu hướng toàn cầu mới nhất, cũng như các ưu đãi về giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu.
Hơn 70 ngàn tỷ đồng đầu tư dự án đường vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
Sáng 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng dự án đường vành đai 3 TP.HCM.
Quảng Ngãi: Thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Thực hiện Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 02/6/2022Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.