“Trái ngọt” xuất nhập khẩu từ Hiệp định CPTPP
- 6
- Chính sách với doanh nghiệp
- 20:34 20/09/2021
DNHN - Theo số liệu của Bộ Công Thương tổng hợp, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 0,51% so với tháng 6/2021 và tăng 22,16% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo đó, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP1 tháng 7/2021 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 0,51% so với tháng 6/2021 và tăng 22,16% so với tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 13,86% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 14,71% của 7 tháng năm 2020. Tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 59,08 triệu USD sang thị trường CPTPP, tăng 60,52% so với tháng 6/2021 và giảm 22,58% so với tháng 7/2020.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường này, giảm 75,94% so với mức xuất siêu của 7 tháng năm 2020.
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,98 tỷ USD, tăng 0,79% so với tháng 6/2021 và tăng 21,64% so với tháng 7/2020. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đạt 26,04 tỷ USD, tăng 22,52% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,98% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, bị thu hẹp so với tỷ trọng 14,40% trong 7 tháng đầu năm 2020.
Trong tháng 7/2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia… giảm thì xuất khẩu sang các thị trường Chile, Peru, Úc… lại tăng khá so với tháng 6/2021. So với tháng 7/2020, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 10 thị trường thành viên đều tăng trưởng cao.

Xuất khẩu dệt may sang các thị trường CPTPP tăng 2,6% trong 7 tháng đầu năm.
7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 8/10 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh, riêng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng chậm và giảm xuất khẩu sang thị trường Brunei.
Trong tháng 7/2021, xuất khẩu một số mặt hàng như máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện… của Việt Nam sang thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh so với tháng 6/2021 và tháng 7/2020. Tuy nhiên, xuất khẩu một số mặt hàng như dệt may, máy vi tính và linh kiện, giày dép… lại giảm. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường CPTPP đều tăng trưởng ở mức cao trừ một số mặt hàng tăng chậm như dệt may hay một số mặt hàng giảm như giảm như dầu thô, túi xách vali ô dù, gạo, thức ăn gia súc… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giảm này đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CPTPP.
Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may chỉ tăng 2,6%, do đó tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang CPTPP đã bị thu hẹp mạnh từ 13,04% của 7 tháng năm 2020 xuống còn 10,92% trong 7 tháng đầu năm 2021.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,92 tỷ USD, tăng 0,23% so với tháng 6/2021 và tăng 22,70% so với tháng 7/2020. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này đạt 25,96 tỷ USD, tăng 24,21% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,75% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, bị thu hẹp so với tỷ trọng 15,04% của cùng kỳ năm 2020.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường CPTPP đều tăng ở hầu hết các mặt hàng, trừ những mặt hàng như than đá, thủy tinh và sản phẩm thủy tinh, dược phẩm, sản phẩm từ giấy… Đáng chú ý, trong số các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất, nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng của Việt Nam từ thị trường CPTPP chỉ tăng nhẹ 1,82%. Do đó, tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này đã biến động khá lớn trong 7 tháng đầu năm 2021 chỉ còn 13,49%, thu hẹp so với tỷ trọng 16,46% trong 7 tháng đầu năm 2020.
CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được 11 quốc gia ký kết vào năm 2018 bao gồm Việt Nam, Singapore, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Peru, Mexico, Chile. Hiệp định CPTPP hiện đang bao phủ thị trường 495 triệu dân và đóng góp 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD. CPTPP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do hấp dẫn. Gần đây, Vương quốc Anh và Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định này.
Theo Báo Công thương
Bài liên quan
#hiệp định CPTPP

Từ 1/3: Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực
Mỗi người bệnh có một bệnh án điện tử; Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP; Thay thế toàn bộ biểu mẫu đăng ký kinh doanh… là những quy định sẽ có hiệu lực từ 1/3.

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Cục Hải quan Hà Nội đối thoại với hơn 200 doanh nghiệp để thúc đẩy kinh doanh
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội- Hoàng Quốc Quang và đại diện các đơn vị chức năng của đơn vị đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, chính sách làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bình Phước ban hành 8 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch số 232/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghệ An thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022
Sở KH&CN Nghệ An vừa thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2022. Các doanh nghiệp có nhu cầu cần phải hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở KH&CN để được hỗ trợ…
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh
Liên quan đến sự việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab (Grab) áp dụng phụ phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" ("phụ phí nắng nóng"), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Sẽ ban hành định mức chi phí tái chế và Thông tư của Bộ TN&MT về quy chế quản lý, sử dụng tiền đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Ngày 15/8, tại TPHCM, Bộ TN&MT phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) tổ chức Hội thảo phổ biến, triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thành phố Đồng Hới: Nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp
Để phục hồi sản xuất tại các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN), nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, TP. Đồng Hới đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), đồng thời, đề xuất thành lập mới, mở rộng các CCN đủ điều kiện, phù hợp với quy hoạch…
Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
Lấy ý kiến về quy định nhà sản xuất, nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ
Dự thảo nghị định nêu rõ, thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa.
Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
Ban IV đề xuất Chính phủ duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, mở rộng hỗ trợ, nhằm giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi.
Cố gắng kiểm soát làn sóng mới dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội
Việc làn sóng mới của đại dịch COVID đang là nỗi lo của cơ quan chức năng với mục tiêu không để đại dịch COVID lan rộng ra ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội thơi gian tới các nghành các cấp địa phương sẽ phấn đấu không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Nếu cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân.