"Trái ngọt" cho hoạt động xuất khẩu từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

14:50 31/12/2020

Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại..

mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại.

mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại.

EVFTA đã có tác động đáng kể đến thương mại song phương Việt Nam- EU kể từ khi có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, được thể hiện bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu của Việt Nam sang EU và từ EU sang Việt Nam trong những tháng gần đây.

Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực ngày 1/8/2020, kim ngạch hàng hoá sử dụng chiếm tới 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này.

Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Theo thống kế của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 11/2020, các cơ quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm 27 nước EU và Anh.

Tại Việt Nam, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.

Tại EU, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được hướng dẫn tại Tài liệu do EU soạn thảo. Trong đó, một số nội dung mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Theo đó, ưu đãi thuế quan theo cơ chế GSP được quy định tại Phụ lục 2-A, Phần A, điểm 3 của Hiệp định EVFTA chỉ rõ, ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam theo cơ chế GSP sẽ được cố định và duy trì trong 7 năm đầu tiên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Từ khi có Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn sử dụng GSP hoặc EVFTA và áp dụng quy tắc xuất xứ tương ứng với mỗi cơ chế đó.

Trong 5 năm tiếp theo, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, dù áp dụng thuế quan ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA.

Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có C/O mẫu A, đã được thông quan và hưởng ưu đãi theo GSP (một phần hoặc toàn bộ) tại EU, nhà nhập khẩu EU vẫn có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Hiệp định. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp sau C/O mẫu EUR.1 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA.

Nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam không tự động được áp dụng khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Hàn Quốc cần trao đổi, thống nhất việc phối hợp xác minh xuất xứ khi áp dụng nguyên tắc cộng gộp này và thông báo với EU.

Hiện nay, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký công hàm trao đổi về việc thực hiện nguyên tắc cộng gộp xuất xứ vải theo Hiệp định EVFTA và đã có thông báo với EU. Sau khi EU phản hồi đã nhận được thông báo về việc triển khai cộng gộp của Hàn Quốc và Việt Nam, nguyên tắc cộng gộp vải này sẽ được áp dụng kể từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng mà EU phản hồi.

TH