TPHCM: Dự kiến cấp thẻ và lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau ngày 15-9
- 12
- Vấn đề
- 14:48 11/09/2021
DNHN - UBND TPHCM đang tính toán kế hoạch phục hồi kinh tế sau ngày 15-9 tới. Dự kiến, sẽ áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid để người dân tham gia các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội.
Thành phố sẽ mở dần các hoạt động kinh tế theo từng giai đoạn này và sẽ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, với việc phục hồi kinh tế được dự tính sẽ trải qua 3 giai đoạn.
Cấp thẻ xanh, thẻ vàng Covid
Chính quyền TPHCM dự kiến sẽ thí điểm “Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid”. Tùy theo mức độ kiểm soát dịch, những người có thẻ này sẽ được phép tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội.
Người có thẻ vàng sẽ được tham gia các hoạt động hạn chế hơn so với người có thẻ xanh.

Dự kiến, thẻ xanh Covid-19 được cấp từ hệ thống dữ liệu điện tử, thể hiện người đó đã tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19 (14 ngày sau mũi thứ hai, với vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi thì 14 ngày sau khi tiêm mũi duy nhất) và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ với một số môi trường làm việc. Người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, trong vòng 18 ngày tính từ khi khỏi bệnh. Người nhiễm SARS-CoV-2, tự làm xét nghiệm, tự cách ly sau đó khỏi bệnh thì phải xét nghiệm chứng minh có kháng thể. Thẻ xanh sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng, tính từ ngày tiêm mũi 2.
Thẻ vàng Covid sẽ được cấp cho những người đã qua 14 ngày tiêm mũi 1, có kết quả xét nghiệm định kỳ 3 ngày/lần âm tính với SARS-CoV-2.
Tùy theo mức độ kiểm soát dịch, những người có “Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid” được phép tham gia các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội, được tới các công viên để tập thể dục nâng cao sức khỏe.
Thành phố dự tính sẽ thí điểm ưu tiên mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình mở cửa lại hoạt động kinh tế với quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ rồi đánh giá hiệu quả, nhân rộng việc áp dụng cho các địa bàn khác.
Theo lộ trình, Thành phố sẽ nới dần từng bước theo lộ trình kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ được bảo vệ của người dân căn cứ trên 2 trụ cột là tốc độ tiêm chủng và an toàn hệ thống y tế.
Lộ trình phục hồi kinh tế dự kiến sẽ trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, dự kiến từ 16-9 đến 31-10 năm nay, sẽ ưu tiên triển khai tại các khu vực an toàn cao như quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu công nghệ cao…
Ở giai đoạn này, nếu dịch diễn biến theo kế hoạch kiểm soát dịch của thành phố thì những người có thẻ xanh Covid được tham gia mọi hoạt hoạt động với điều kiện đảm bảo an toàn phòng dịch.
Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động 100% lao động thẻ xanh Covid được tham gia hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại.
Trong giai đoạn 2, dự kiến ngày 31-10-2021 đến 15-1-2022, TPHCM thành phố sẽ mở rộng các hoạt động cho người có thẻ xanh Covid, gồm trung tâm thương mại, trung tâm tập luyện thể dục thể thao, hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách, dưới 20 người.
Giai đoạn 3, dự kiến sau 15-1-2022, TPHCM lên kế hoạch mở cửa tất cả hoạt động nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có thẻ xanh Covid.
Trong trường hợp dịch diễn biến xấu hơn, thành phố sẽ điều chỉnh theo khuyến nghị của ngành y tế.
Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Để hồi phục kinh tế, chính quyền thành phố dự tính sẽ triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, gồm hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống công nhân.
Thêm vào đó hỗ trợ mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kết nối cung – cầu.
Về việc đảm bảo an sinh xã hội, thành phố sẽ hoàn thành gói hỗ trợ đợt 1, đợt 2 và tiếp tục triển khai hỗ trợ đợt 3 để trợ cấp tối thiểu cho người lao động khó khăn do mất việc làm, không có thu nhập…
TPHCM sẽ triển khai gói hỗ trợ không phân biệt là người tạm trú, thường trú hay lưu trú với mức 750.000 đồng/tháng (hỗ trợ một lần cho 2 tháng) từ nguồn ngân sách thành phố và đề nghị trung ương hỗ trợ.
Thêm vào đó sẽ tiếp tục hỗ trợ gạo theo nguồn phân bổ của chính phủ, hỗ trợ 2 triệu túi an sinh xã hội…
Mai Anh
Bài liên quan
#TP.HCM

Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để lây nhiễm chéo tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ở TP.HCM
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tại TP. Thủ Đức, TP.HCM. Thủ tướng căn dặn phải bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Tiếp tục triển khai dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.Hồ Chí Minh
Sẽ tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nhưng TP.HCM phải thực hiện thanh toán, quyết toán đúng quy định của pháp luật – đó chính là nội dung Nghị quyết của Chính phủ trong chiều ngày 31-3 ở phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội.

TP.HCM đặt ra mục tiêu phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thời gian qua, TPHCM triển khai hiệu quả nhiều hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm tại TP.HCM
Ngày 21/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn kiểm tra liên ngành đã đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu trước tết Nguyên đán tại TP.HCM.

Năm 2019: Thị trường bất động sản sẽ “sốt nóng”?
Thị trường được nhận định có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật… Chia sẻ Tweet
Đọc thêm Vấn đề
Quy hoạch Điện VIII: Phát thải ngành điện chỉ còn khoảng 40 triệu tấn/năm
Theo kịch bản Quy hoạch điện VIII, nhờ việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo và chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện nên lượng phát thải CO2 của phương án phát triển điện lực rà soát sau COP26 đã giảm mạnh.
Việt Nam cần giải quyết các vấn đề về thị thực và thời hạn lưu trú để thu hút thêm nhiều du khách quốc tế
Trong số các giải pháp thúc đẩy du lịch Việt Nam phục hồi sau đại dịch và đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần tháo gỡ những vướng mắc về thể chế liên quan đến các quy định về xuất nhập cảnh, quá cảnh và thời gian lưu trú để tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế...
Hòa Bình: Tăng cường đôn đốc tiến độ thu, nộp Ngân sách Nhà nước năm 2022
UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo đôn đốc tiến độ thu, nộp NSNN tỉnh năm 2022.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hòa Bình
Ngày 17/8, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm làm Trưởng đoàn đã khảo sát thực tế tại một số dự án thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Lạc Sơn và TP Hòa Bình. Tham dự đoàn, về phía tỉnh Hòa Bình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm và lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
Thách thức lớn về tài chính để thực hiện xanh theo COP26
Ước tính của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2025, Việt Nam cần thêm 100 tỷ USD để đối phó với biến đổi khí hậu, 373 tỷ USD để đưa mức phát thải về 0 vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26). Đây là số tiền khá lớn mà nếu chỉ từ nguồn lực trong nước thì khó thực hiện được.
Đề xuất cấp giấy phép bay cho IPP Air Cargo, Bộ Công Thương nói gì?
Bộ Công Thương đề nghị Văn phòng Chính phủ, căn cứ vào ý kiến của Bộ GTVT (là cơ quan quản lý chuyên ngành) và ý kiến của các bộ, ngành khác có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo dự tính, Hà Tĩnh có 2 nhà ga trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 đường sắt cao tốc đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP Hồ Chí Minh, chiều dài 665 km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỉ USD trong đó có 2 ga đặt tại Hà Tĩnh.
Chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ Việt Á, FLC và Tân Hoàng Minh
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu khẩn trương, quyết liệt việc rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng.
Hết tháng 7, nợ thuế đã vượt ngưỡng 130.000 tỷ đồng
Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ tính đến thời điểm cuối tháng 7 là 115.853 tỷ đồng.
Tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tại Kon Tum
UBND tỉnh Kon Tum cho biết, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư khi triển khai các hoạt động đầu tư trên địa bàn.