Thứ bảy 28/12/2024 10:58
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh doanh

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

27/12/2024 16:04
Năm 2024, ngành chứng khoán ghi nhận nhiều dấu ấn lớn, trong đó sự cố tấn công mạng vào VNDIRECT là sự kiện đáng chú ý, gây gián đoạn giao dịch và tổn thất về kinh tế, nhưng cũng là bài học quý báu cho ngành.
10 sự kiện nổi bật của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024 Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024

1. Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi

Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV vào tháng 11/2024, Luật Chứng khoán sửa đổi và bổ sung đã chính thức được thông qua, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường chứng khoán. Các sửa đổi tập trung vào các quy định liên quan đến nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán riêng lẻ, và quy định về công ty đại chúng. Luật cũng hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành và chào bán chứng khoán.

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024
Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi và bổ sung

Đặc biệt, Luật sửa đổi đã làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ, tài liệu báo cáo và các hành vi bị cấm trong hoạt động chứng khoán. Một điểm đáng chú ý là việc hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, Luật cũng xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường.

Sau khi Luật sửa đổi được thông qua, Bộ Tài chính đã bắt đầu lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung Nghị định 155/2020, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Các thay đổi trong nghị định sẽ tập trung vào ba nhóm chính sách: nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động chứng khoán, tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo an toàn cho hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch, và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Những điều chỉnh này nhằm góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam một cách bền vững.

2. Hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX chưa đi vào vận hành

Hệ thống công nghệ thông tin KRX, được thiết kế bởi Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX), mang lại nhiều tiện ích mới cho các nhà đầu tư, nổi bật nhất là khả năng giao dịch lô lẻ trên một bảng riêng biệt và thực hiện mua bán cổ phiếu trong ngày (T+0). Đây là bước tiến quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch và hỗ trợ nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc tham gia thị trường chứng khoán.

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Hệ thống công nghệ thông tin KRX chưa đi vào vận hành

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ký hợp đồng với KRX từ năm 2012 để thiết kế, cung cấp, lắp đặt và chuyển giao hệ thống này, với tổng giá trị gói thầu lên tới 600 tỷ đồng. Dự kiến ban đầu, hệ thống sẽ được hoàn thành vào năm 2021, tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn và lỗi hẹn, khiến việc vận hành chính thức vẫn chưa thể thực hiện cho đến nay.

Theo thông tin từ HOSE, trong tháng 3/2024, cơ quan quản lý đã hoàn tất đợt kiểm thử cuối cùng (FAT) của hệ thống, với kế hoạch triển khai vào đầu tháng 5/2024. Tuy nhiên, kế hoạch này lại một lần nữa bị trì hoãn, khiến việc đưa hệ thống vào sử dụng chính thức tiếp tục kéo dài.

Tại Hội nghị tổng kết, triển khai nhiệm vụ 2025 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã yêu cầu các Sở GDCK và các đơn vị liên quan phải đưa hệ thống KRX vào vận hành trong năm 2025. Bà cũng thông báo rằng hợp đồng tương lai chỉ số VN100 sẽ được triển khai ngay trong quý 1/2025, đánh dấu một bước tiến mới trong việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

3. Công ty Chứng khoán VNDIRECT bị Hacker tấn công

Vào lúc 10h sáng ngày 24/03/2024, hệ thống của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND) đã bị tấn công bởi một tổ chức hacker quốc tế, dẫn đến sự gián đoạn dịch vụ giao dịch trên các nền tảng của công ty từ ngày 25/03. Các công ty thành viên của VNDIRECT, bao gồm Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI), CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) và Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán I.P.A (IPAAM), cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024
Công ty Chứng khoán VNDIRECT bị Hacker tấn công

Do sự cố này, hai Sở Giao dịch Chứng khoán HOSE và HNX đã phải ngừng kết nối giao dịch trực tuyến và từ xa với VNDIRECT từ ngày 25/03. Tuy nhiên, đến sáng ngày 01/04, kết nối giao dịch đã được khôi phục. Chủ tịch HĐQT VNDIRECT, bà Phạm Minh Hương, đã thừa nhận thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín, nhưng khẳng định đây là bài học quý giá giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Sau sự cố, VNDIRECT đã triển khai các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, bao gồm miễn phí giao dịch chứng khoán trong tháng 4, miễn lãi margin và nợ thấu chi, cùng các biện pháp khác nhằm giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng.

4. Việt Nam có 9,15 triệu tài khoản được mở

Số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức vượt mục tiêu của Chính phủ, với 9,15 triệu tài khoản được mở từ đầu năm, tăng thêm 1,86 triệu tài khoản so với năm trước. Con số này tương đương khoảng 9% dân số, đạt mục tiêu 9 triệu tài khoản trước thời hạn 2025 và đang hướng đến mục tiêu 11 triệu tài khoản vào năm 2030, theo Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2023.

Thị trường chỉ mất 4 tháng để tăng từ 8 triệu lên 9 triệu tài khoản, với tốc độ mở tài khoản mới tương đương với giai đoạn cuối 2021 và đầu 2022 – khi thị trường bước vào xu hướng tăng giá (uptrend) kéo dài. Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho thấy TTCK ít tích cực hơn so với thời kỳ trước.

5. Gỡ nút thắt Fre-funding

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024
Từ ngày 02/11, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sẽ được mua cổ phiếu ở Việt Nam mà không cần có đủ tiền (Non Pre-funding) khi đặt lệnh

Ngày 18/09/2024, Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư số 68/2024/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, hoạt động của công ty chứng khoán, và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư có hiệu lực từ ngày 02/11/2024 và mang đến nhiều thay đổi quan trọng.

Một trong những điểm nổi bật của Thông tư lần này là việc bỏ yêu cầu ký quỹ đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu mà không cần có đủ tiền khi đặt lệnh, tức là giao dịch theo cơ chế Non Pre-funding. Trước đây, nhà đầu tư nước ngoài phải ký quỹ đầy đủ 100% tiền hoặc chứng khoán trên tài khoản giao dịch trước khi đặt lệnh mua/bán, điều này đã gây khó khăn lớn trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Hệ thống giao dịch quốc tế hiện nay chủ yếu sử dụng tài sản đảm bảo thay vì yêu cầu ký quỹ trước, giúp giảm thiểu rủi ro và tạo sự linh hoạt hơn cho nhà đầu tư.

Vào tháng 12/2024, thị trường chứng khoán ghi nhận trường hợp đầu tiên chậm thanh toán giao dịch Non Pre-funding. Cụ thể, tổ chức Aegon Custody B.V từ Hà Lan đã đặt mua 26,600 cổ phiếu FPT vào ngày 17/12 với giá trị gần 4 tỷ đồng nhưng chưa thanh toán. Theo quy định tại Thông tư 68, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) đã phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho tổ chức này, minh chứng cho việc áp dụng cơ chế mới trong việc quản lý giao dịch trên thị trường.

6. Cải thiện được 1 tiêu chí nâng hạng MSCI

Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) từ nhóm cận biên lên nhóm mới nổi vào năm 2025. Hiện tại, TTCK Việt Nam được hai tổ chức lớn là MSCI và FTSE Russell đánh giá là thị trường cận biên. Tuy nhiên, FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Theo kết quả phân loại thị trường công bố định kỳ vào tháng 6/2024, MSCI ghi nhận sự cải thiện rõ rệt trong tiêu chí "khả năng chuyển nhượng" (Transferability) của Việt Nam, thay đổi từ "cần cải thiện" sang "không có vấn đề lớn." MSCI cho rằng Việt Nam đã cải thiện khả năng chuyển nhượng nhờ việc gia tăng giao dịch ngoài sàn và khả năng chuyển nhượng hiện vật mà không cần sự phê duyệt trước của cơ quan quản lý.

Hiện nay, TTCK Việt Nam đã đáp ứng 10/18 tiêu chí của MSCI, trong khi 8 tiêu chí còn lại cần cải thiện, bao gồm giới hạn sở hữu nước ngoài, room ngoại, quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài, tự do trên thị trường ngoại hối, đăng ký nhà đầu tư, quy định thị trường, luồng thông tin và thanh toán bù trừ. Tuy nhiên, Việt Nam không cần phải cải thiện ngay toàn bộ 8 tiêu chí này để được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi. Việc ban hành Thông tư 68 được xem là một điểm cộng tích cực trong việc nâng cao đánh giá của MSCI và FTSE Russell đối với TTCK Việt Nam trong tương lai.

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024
Nhiều cổ phiếu hủy niêm yết

7. Niêm yết mới thưa thớt, tăng hủy niêm yết

Theo số liệu từ VietstockFinance, năm 2024, sàn HOSE đã niêm yết 10 cổ phiếu mới, bao gồm 3 cổ phiếu lần đầu chào sàn là Gạch Royal (RYG), Chứng khoán DNSE (DSE) và Cảng Quy Nhơn (QNP), cùng với 7 cổ phiếu chuyển từ UPCoM sang HOSE, bao gồm Nam Á Bank (NAB), Chứng khoán DSC (DSC), Chứng khoán Thành Công (TCI), Điện lực Gelex (GEE), Sữa Mộc Châu (MCM), Viettel Post (VTP), và Thủy điện Hủa Na (HNA). Tổng khối lượng niêm yết mới đạt gần 2.55 tỷ cổ phiếu, với tổng vốn điều lệ tương ứng khoảng 25,500 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, chỉ có 2 cổ phiếu mới niêm yết là Tập đoàn Giáo dục Trí Việt (CAR) và Vận tải Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (PTX), với tổng khối lượng gần 11.5 triệu cổ phiếu và vốn điều lệ khoảng 115 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục hoặc vi phạm công bố thông tin đã phải hủy niêm yết bắt buộc và chuyển sang giao dịch tại UPCoM. Cụ thể, HOSE ghi nhận 10 cổ phiếu hủy niêm yết, gồm Thiên Nam Group (TNA), Sao Thái Dương (SJF), Nhựa Đông Á (DAG), Xây dựng Hòa Bình (HBC), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Thép Pimina (POM), XNK Quảng Bình (QBS), Chiếu xạ An Phú (APC), NGK Chương Dương (SCD) và TTBGroup (TTB).

Một số doanh nghiệp khác như Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - HVN) cũng đang đứng trước nguy cơ hủy niêm yết trong thời gian tới. Trên sàn HNX, 14 cổ phiếu đã hủy niêm yết và 2 cổ phiếu sắp hủy niêm yết vào cuối năm 2024 để chuyển sang UPCoM. Đặc biệt, Than Cọc Sáu - Vinacomin (TC6) và Than Đèo Nai - Vinacomin (TDN) đã hủy niêm yết để hoán đổi thành cổ phiếu của công ty hợp nhất Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV.

Với những diễn biến này, thị trường UPCoM đã đón thêm 26 cổ phiếu chuyển đến, cùng với 23 cổ phiếu đăng ký giao dịch, nâng tổng số cổ phiếu mới của UPCoM lên 50 trong năm 2024.

8. Mạnh tay xử lý vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán

Theo thống kê từ người viết, tính từ đầu năm tới ngày 23/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành 218 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt khoảng 54 tỷ đồng, bình quân mỗi quyết định xử phạt hơn 247 triệu đồng. Số quyết định xử phạt năm 2024 cao hơn 73 quyết định so với năm trước, tổng tiền phạt tăng hơn gấp rưỡi.

Một số vụ việc xử phạt áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ giao dịch, buộc huỷ bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin, buộc từ bỏ quyền biểu quyết…

Xét theo giá trị tuyệt đối, mặc dù tháng 2 có ít ngày nhất trong năm nhưng là tháng có nhiều quyết định xử nhất với 34 quyết định và tổng số tiền phạt hơn 9.8 tỷ đồng, cao nhất trong năm (bình quân phạt 289 triệu đồng/quyết định).

Đối với các vụ việc nổi cộm trên thị trường, năm qua có 4 vụ án thao túng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, gồm HCI, PSH, DST và FIR. Dù vậy, kết quả tính toán số lợi bất hợp pháp có được do 4 vụ án trên đều cho thấy không có số lợi bất hợp pháp.

Liên quan tới vụ thao túng cổ phiếu PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu, 4 cá nhân gồm ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên, ông Trần Minh Hoàng bị xử phạt 1.5 tỷ đồng/người và cấm giao dịch chứng khoán trong 2-3 năm; 13 cá nhân cho mượn tài khoản để người khác thao túng bị đình chỉ giao dịch trong 9 tháng, theo quyết định ngày 22/10/2024 của UBCKNN. Tổng cộng mức phạt tiền vụ này đạt 6 tỷ đồng, là án phạt nặng nhất trong năm qua.

9. Vinhomes mua gần 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vào ngày 21/11, CTCP Vinhomes (VHM) đã hoàn tất giao dịch mua cổ phiếu quỹ, kết thúc sau 22 phiên giao dịch kéo dài từ 23/10 đến 21/11. Tổng cộng, Vinhomes đã mua gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, với giá bình quân hơn 42,444 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch khoảng 10,500 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ mua vào chiếm 66.75% tổng khối lượng đăng ký, đánh dấu đây là thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Sau giao dịch, tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Vinhomes đã giảm từ hơn 4.35 tỷ cổ phiếu xuống còn gần 4.11 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ hơn 41,000 tỷ đồng.

Vinhomes lý giải việc mua lại cổ phiếu quỹ là nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty và các cổ đông, do cổ phiếu VHM hiện đang được giao dịch dưới giá trị thực. Nguồn vốn thực hiện giao dịch này được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính bán niên 2024, đồng thời Vinhomes cũng khẳng định kế hoạch mua cổ phiếu quỹ sẽ được tài trợ từ tiền mặt hiện có và dòng tiền hoạt động, chủ yếu từ doanh thu bán một số dự án bất động sản.

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024
Khối ngoại ồ ạt bán ròng

10. Khối ngoại bán ròng

Số liệu từ VietstockFinance cho thấy, trong năm 2024, lượng bán ròng trên sàn HOSE của khối ngoại tính tới ngày 23/12 đạt hơn 93,000 tỷ đồng (tương đương gần 3.7 tỷ USD), con số kỷ lục trong hơn 24 năm.

Phiên bán ròng mạnh nhất trong lịch sử là ngày 29/10/2024 với giá trị 5,126 tỷ đồng, chủ yếu từ giao dịch xả hơn 5,500 tỷ đồng của nhóm cổ đông ngoại ở VIB. Xếp sau là phiên 24/09, lượng bán ròng đạt 2,431 tỷ đồng, mạnh nhất từ giữa tháng 1/2023 nhưng phần lớn đến từ giao dịch thỏa thuận xả gần 2,750 tỷ đồng VIB.

Trong năm 2024, cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trên sàn HOSE với giá trị hơn 19,100 tỷ đồng (khoảng 750 triệu USD). Kế đến là cổ phiếu VIB bị bán gần 8,300 tỷ đồng; chứng chỉ quỹ FUEVFVND hơn 7,200 tỷ đồng; FPT gần 6,300 tỷ đồng hay MSN gần 6,000 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SBT và HVN được khối ngoại mua ròng mạnh nhất lần lượt gần 912 tỷ đồng và 849 tỷ đồng.

Đà bán tháo của khối ngoại chủ yếu được quy kết do áp lực tỷ giá (USD tăng giá trị so với VND) và sâu xa hơn là chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ. Trong năm 2024, giai đoạn từ 16/09-03/10 khi tỷ giá USD/VND hạ nhiệt và giữ bình ổn ở vùng dưới 24,600 đồng/USD, khối ngoại đã mua ròng gần 1,800 tỷ đồng, nhưng ngay sau đó bán ròng mạnh lúc tỷ giá tăng nóng trở lại.

Tin bài khác
Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Việc ưu tiên mua xe ô tô trước khi mua nhà ở có thể gây ra nhiều rủi ro tài chính. Chuyên gia cảnh báo, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay mua xe.
VSDC thông báo lịch nghỉ thanh toán giao dịch chứng khoán Tết Dương lịch 2025

VSDC thông báo lịch nghỉ thanh toán giao dịch chứng khoán Tết Dương lịch 2025

Các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 thực hiện tại các ngày 30/12/2024, 31/12/2024 sẽ được thanh toán lần lượt vào các ngày 2/1/2025, 3/1/2025.
Liệu đây có phải là thời điểm ‘

Liệu đây có phải là thời điểm ‘'vàng'' để mua bất động sản?

Lãi suất thấp, thị trường phục hồi – liệu đây có phải cơ hội vàng để vay mua bất động sản? Cùng tìm hiểu cách cơ cấu dòng tiền và phân khúc phù hợp để đầu tư nhà ở.
Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Chỉ với khoảng 5-10 triệu đồng mỗi tháng, có thể đầu tư thông minh để tạo ra lợi nhuận bền vững. Bài viết này sẽ chia sẻ những chiến lược đầu tư thông minh và an toàn với số tiền này, giúp làm chủ tài chính cá nhân.
Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Bằng cách duy trì thói quen đầu tư 30% thu nhập mỗi tháng ngay từ khi bắt đầu công việc, người trẻ có thể đạt được mục tiêu 1 tỷ đồng sau khoảng 10 năm.
Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Trong năm 2025, nhà đầu tư đứng trước nhiều lựa chọn hấp dẫn nhưng cũng không thiếu rủi ro. Vàng, bất động sản, hay trái phiếu, đâu là kênh đầu tư tiềm năng?
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng có sự biến động mạnh mẽ, nhưng chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giữ vàng ở mức 15-20% tài sản và tránh đoán đỉnh, dò đáy.
Số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng

Số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng

Sang nửa cuối năm, thị trường cơ sở giao dịch trong biên độ hẹp khiến hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh giảm sôi động.
Cách hay để mua nhà trong 5 năm với mức lương 20 triệu/ tháng ?

Cách hay để mua nhà trong 5 năm với mức lương 20 triệu/ tháng ?

Với lương 20 triệu/tháng và khả năng tiết kiệm tốt, chúng ta hoàn toàn có thể lên kế hoạch tài chính hợp lý để mua nhà trong vòng 5 năm.
Với số vốn 100 triệu đồng, giải pháp đầu tư nào để sinh lời cao nhất ?

Với số vốn 100 triệu đồng, giải pháp đầu tư nào để sinh lời cao nhất ?

Với số vốn 100 triệu đồng, nhiều nhà đầu tư mong muốn tìm kênh đầu tư để có lợi nhuận tốt. Hãy cùng các chuyên gia phân tích một số giải pháp tối ưu trước khi thực hiện đầu tư.
Quản lý tài chính cá nhân một bí quyết tiết kiệm hiệu quả mỗi tháng

Quản lý tài chính cá nhân một bí quyết tiết kiệm hiệu quả mỗi tháng

Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu những chiến lược tiết kiệm và quản lý hiệu quả mỗi tháng.
Quản trị tài chính cá nhân bí quyết xây dựng tài sản cho tương lai

Quản trị tài chính cá nhân bí quyết xây dựng tài sản cho tương lai

Quản trị tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng sự ổn định tài chính lâu dài. Để thành công, mỗi người cần có chiến lược quản lý tài chính hợp lý.
Nhận định chứng khoán 13/12: Thị trường chứng khoán sẽ có chuyển biến mạnh

Nhận định chứng khoán 13/12: Thị trường chứng khoán sẽ có chuyển biến mạnh

Nhận định chứng khoán 13/12/2024, dự báo sẽ có những chuyển biến mạnh, với cơ hội gia tăng cổ phiếu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cùng cơ hội đầu tư tốt.
Nhận định chứng khoán 12/12/2024: Sự phân hóa mạnh mẽ

Nhận định chứng khoán 12/12/2024: Sự phân hóa mạnh mẽ

Nhận định chứng khoán ngày 12/12/2024 sẽ giằng co giữa cung cầu, các cổ phiếu phân hóa rõ rệt. Nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu mạnh có thanh khoản tốt.
Nhận định chứng khoán 11/12: Lực cầu tăng mạnh, cổ phiếu vượt đỉnh

Nhận định chứng khoán 11/12: Lực cầu tăng mạnh, cổ phiếu vượt đỉnh

Nhận định chứng khoán 11/12, thị trường chứng khoán đang tiếp tục duy trì đà tích lũy ổn định, với kỳ vọng vào mùa KQKD quý 4, mang đến cơ hội tăng trưởng cho các cổ phiếu vượt đỉnh.