Tín chỉ carbon yếu tố mang lại nhiều cơ hội và lợi ích kinh tế

15:18 29/04/2024

Tín chỉ carbon là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây là biện pháp hiệu quả nhằm giảm lượng khí thải carbon. Tín chỉ carbon không những giúp bảo vệ môi trường, mà còn mang lại nhiều cơ hội và lợi ích kinh tế cho Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tín chỉ carbon là một hình thức đo lường và giao dịch quyền sở hữu khí thải carbon. Việc giảm lượng khí thải carbon có thể đạt được thông qua các biện pháp như nâng cao hiệu suất năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, và ứng dụng công nghệ sạch. Bằng cách áp dụng tín chỉ carbon, các doanh nghiệp và tổ chức có động lực để giảm khí thải carbon và thực hiện các hoạt động xanh hơn.

Việc sử dụng tín chỉ carbon tạo ra một hệ thống kinh tế thị trường cho các nguồn năng lượng tái tạo. Nhờ vào quyền sở hữu tín chỉ carbon, các doanh nghiệp và dự án năng lượng tái tạo có thể bán những tín chỉ carbon dư thừa sau khi đã đạt được sự giảm khí thải carbon. Điều này tạo ra một cơ chế kích thích đầu tư vào năng lượng tái tạo, thúc đẩy sự phát triển của ngành này tại Việt Nam.

Tín chỉ carbon mở ra một nguồn thu nhập mới cho Việt Nam thông qua việc tham gia vào thị trường quốc tế. Việc giảm khí thải carbon và bán tín chỉ carbon không chỉ giúp các doanh nghiệp và tổ chức kiếm lợi nhuận, mà còn mang lại lợi ích cho cả quốc gia. Việc bán tín chỉ carbon có thể tạo ra nguồn thu nhập cho Việt Nam, đồng thời cải thiện tình hình kinh tế và giúp thúc đẩy phát triển bền vững.

Ngoài ra, việc sử dụng tín chỉ carbon không chỉ mang lại lợi ích trong nội địa mà còn tạo ra cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam. Các nước phát triển có nhu cầu mua tín chỉ carbon để đáp ứng cam kết giảm khí thải của mình. Việt Nam, với tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo và khả năng giảm khí thải carbon, có thể tận dụng cơ hội này để gia tăng xuất khẩu tín chỉ carbon và phát triển thị trường xuất khẩu mới.

Mới đây, công ty giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là bước đi đầu tiên nhằm hiện thực hóa mục tiêu NetZero theo cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong tương lai gần.

Ảnh minh họa
Ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (Ảnh: Internet)

Về vấn đề này, ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu cho rằng, đây chính là yếu tố chiến lược để phát triển nền kinh tế nước ta trên cơ sở số hóa và xanh hóa.

Theo ông Kiên, tín chỉ carbon đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm nay, khi Việt Nam triển khai các Dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto từ ngay năm 2008, và gần đây là một số dự án hợp tác với đối tác quốc tế để trao đổi tín chỉ phát thải như Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải từ rừng vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), Dự án khí sinh học trong chăn nuôi…

“Rõ ràng, Việt Nam có thể sản xuất được tín chỉ carbon và đã bán được, tuy nhiên, những giao dịch này chưa được chú ý nhiều. Do đó, từ rất lâu, chúng tôi đã muốn xây dựng một sàn giao dịch mà ở đó có thể thực hiện tổng thể những giao dịch tín chỉ carbon của Việt Nam, có bên mua, bên bán”, ông Vũ Trung Kiên chia sẻ.

Ông Kiên nhìn nhận, cần thiết là phải huy động được nỗ lực của toàn dân đóng góp với công cuộc chống biến đổi khí hậu. Bản thân các Chính phủ sẽ không thể giảm được phát thải nếu không làm được điều này. Làm sao để doanh nghiệp, người dân cùng tham gia, trong đó tiên quyết cần tạo cơ chế động lực, cơ chế thị trường cho doanh nghiệp có thể cùng tham gia.

“Thị trường tín chỉ carbon là một nguồn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước chuyển đổi từ Nâu sang Xanh, vừa giảm phát thải khí nhà kính, vừa tạo động lực và lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia”, ông Kiên nhấn mạnh.

Như vậy, tín chỉ carbon đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam. Bằng cách giảm khí thải carbon, khuyến khích đầu tu tư vào năng lượng tái tạo, tạo ra nguồn thu nhập và mở rộng cơ hội xuất khẩu, tín chỉ carbon mang lại lợi ích không chỉ cho môi trường mà còn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam cần thúc đẩy việc áp dụng và phát triển thị trường tín chỉ carbon nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường trong tương lai.

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2e) vào bầu khí quyển.

Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.

Thị trường tín chỉ carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Nghệ Nhân