Thứ bảy 23/11/2024 12:20
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

TikTok đang chuẩn bị một bản sao thuật toán cốt lõi của ứng dụng tại Hoa Kỳ?

31/05/2024 11:56
Theo các nguồn đáng tin cậy, TikTok đang nghiên cứu một bản sao thuật toán đề xuất cho 170 triệu người dùng ở Mỹ. Điều này có thể dẫn đến một phiên bản hoạt động độc lập với công ty mẹ ở Trung Quốc và dễ được chấp nhận hơn với các nhà lập pháp Mỹ.
Giovanna Gonzalez cầm biển hiệu với nội dung
Giovanna Gonzalez cầm biển hiệu với nội dung "#Giữ lại TikTok" bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. (Ảnh: Reuters)

Công việc phân tách mã nguồn do ByteDance, công ty mẹ tại Trung Quốc của TikTok, yêu cầu vào cuối năm ngoái. Yêu cầu này thậm chí đã được đưa ra trước khi có dự luật buộc phải bán các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ, điều đã thu hút rất nhiều sự chú ý tại Quốc hội trong năm nay.

Theo một nguồn tin giấu tên cho biết, việc phân tách thành công các đoạn mã có thể đặt nền móng cho việc thoái vốn tài sản ở Mỹ của TikTok, mặc dù hiện tại công ty vẫn chưa có bất kỳ dự định nào cho điều này. Công ty này trước đây đã cho biết, họ không có kế hoạch bán tài sản ở Mỹ và cũng không thể có động thái như vậy.

TikTok cũng đã đăng một đoạn trong vụ kiện liên bang của mình: “Việc ‘thoái vốn đủ điều kiện’ theo yêu cầu của Đạo luật để cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ đơn giản là không thể về mặt thương mại, về mặt công nghệ và về mặt pháp lý. Và chắc chắn cũng không thể theo thời hạn 270 ngày theo Đạo luật".

TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance đã kiện lên Tòa án liên bang Hoa Kỳ vào tháng 5, tìm cách ngăn chặn đạo luật buộc bán hoặc cấm ứng dụng này trước ngày 19 tháng 1 năm sau. Một tòa phúc thẩm của Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã đặt ra lịch trình nhanh để xem xét các thách thức pháp lý liên quan đến luật mới này.

Phân tách hàng triệu dòng mã

Hai nguồn tin trực tiếp liên quan chia sẻ với Reuters rằng, trong vài tháng qua, hàng trăm kỹ sư của ByteDance và TikTok ở cả Trung Quốc và Mỹ đều đã bắt đầu phân tách hàng triệu dòng mã, sàng lọc các thuật toán giúp đề xuất người dùng với các video theo sở thích của họ. Nhiệm vụ của các kỹ sư là tạo ra một bản cơ sở mã nguồn độc lập với hệ thống được sử dụng bởi phiên bản ứng dụng tại Trung Quốc là Douyin. Đồng thời, các thông tin liên quan đến người dùng Trung Quốc cũng sẽ được loại bỏ.

Kế hoạch chưa được báo cáo này cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về sự tách biệt kỹ thuật trong các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Đồng thời điều này cho thấy, TikTok sẽ hành động tới mức nào để giải quyết những rủi ro chính trị mà công ty đang gặp phải. Tổng thống Hoa Kỳ Biden và những người ủng hộ đạo luật cho rằng, TikTok trao cho Bắc Kinh quá nhiều quyền truy cập vào hàng loạt dữ liệu, thông tin có thể được sử dụng để theo dõi hoặc gây ảnh hưởng đến người dùng TikTok ở Mỹ.

Theo Reuters, việc bán ứng dụng cùng với thuật toán là rất khó xảy ra. Chính phủ Trung Quốc vào năm 2020 đã bổ sung các thuật toán đề xuất nội dung này vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của mình. Bắc Kinh yêu cầu việc thoái vốn hoặc bán thuật toán của TikTok phải tuân theo các thủ tục cấp phép hành chính.

Theo một hồ sơ pháp lý, mã nguồn cho công cụ đề xuất của ứng dụng ban đầu được phát triển bởi các kỹ sư ByteDance ở Trung Quốc và được tùy chỉnh để hoạt động tại các thị trường toàn cầu khác nhau của TikTok, bao gồm cả Hoa Kỳ.

ByteDance cho rằng, sự phổ biến của TikTok là nhờ tính hiệu quả của công cụ đề xuất. Công cụ này giúp đưa ra nguồn cấp nội dung cho người dùng dựa vào cách tương tác với các nội dung mà họ đã xem.

“Mã nguồn mở”

Các nguồn tin của Reuters đã mô tả nhiệm vụ này là một “công việc khổ ải” nhàm chán. Điều này cho thấy sự phức tạp trong việc phân tách mã nguồn cơ bản ràng buộc các hoạt động của TikTok tại Mỹ với công ty mẹ tại Trung Quốc.

TikTok và ByteDance đã tuyên bố sẽ đấu tranh với luật pháp Hoa Kỳ tại tòa trên cơ sở Tu chính án thứ nhất. Tuy nhiên, các kỹ sư vẫn tiếp tục làm việc theo lệnh để tách công cụ đề xuất của TikTok tại Hoa Kỳ khỏi mạng lưới chung của ByteDance.

Một kế hoạch trước đó nhằm loại bỏ dữ liệu người dùng Hoa Kỳ với tên gọi Dự án Texas, đã không thể xoa dịu được các nhà quản lý và lập pháp Hoa Kỳ. Hiện công ty đang tìm cách tăng cường nỗ lực để chứng tỏ các hoạt động tại Hoa Kỳ của họ độc lập với công ty mẹ Trung Quốc.

Các nguồn tin cho biết, các giám đốc điều hành có lúc đã cân nhắc việc công khai một số thuật toán của TikTok, hoặc cung cấp nó để người dùng có thể truy cập và thay đổi. Điều này nhằm thể hiện sự minh bạch về công nghệ.

Theo các nguồn trực tiếp liên quan, các giám đốc đã truyền đạt kế hoạch và cung cấp thông tin cập nhật về dự án tách mã nguồn trong một cuộc họp toàn công ty, trong bản kế hoạch nội bộ và trong cả hệ thống liên lạc nội bộ của công ty được gọi là Lark.

Các nguồn tin cho biết thêm, các vấn đề về tuân thủ và pháp lý liên quan đến việc xác định phần nào của mã có thể được chuyển sang TikTok đang khiến công việc trở nên phức tạp. Mỗi dòng mã phải được xem xét để xác định xem liệu nó có thể đi vào cơ sở mã riêng biệt hay không.

Mục tiêu là tạo ra kho lưu trữ mã nguồn mới cho thuật toán đề xuất dành riêng cho TikTok tại Mỹ. Sau khi hoàn thành, TikTok Hoa Kỳ sẽ chạy và duy trì thuật toán đề xuất của mình độc lập với các ứng dụng TikTok ở các khu vực khác và cả phiên bản Douyin tiếng Trung. Tuy nhiên, động thái này sẽ tách ứng dụng khỏi năng lực phát triển kỹ thuật khổng lồ của công ty mẹ tại Bắc Kinh.

Nếu TikTok hoàn thành việc tách công cụ đề xuất khỏi Trung Quốc, ban lãnh đạo công ty nhận thức được rủi ro rằng, TikTok Hoa Kỳ có thể không thể mang lại mức hiệu suất tương đương với hiện tại. Điều này là bởi ứng dụng phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ sư của ByteDance tại Trung Quốc để cập nhật và duy trì cơ sở mã lệnh nhằm tối đa hóa mức độ tương tác của người dùng.

Lân Nguyễn (theo Reuters)

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).