Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
- Chính sách
- 09:05 24/08/2019
Việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài của nước ta thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Thực tiễn này đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Tổng kết 30 năm qua cho thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương đúng đắn, đã góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội quan trọng của đất nước. Khu vực kinh tế FDI đã trở thành một bộ phận không tách rời của nền kinh tế Việt Nam...
Tính đến tháng 8/2018, đã có hơn 26.500 dự án FDI vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 334 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Khu vực FDI có đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; 58% tổng vốn FDI tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu chung của cả nước, đạt 72,6% trong năm 2017 và 71,4% trong chín tháng đầu năm 2018. Số thu nộp ngân sách của khu vực FDI tăng đều qua các năm và đạt hơn 8 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, khu vực FDI cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải có định hướng, chiến lược mới phù hợp với bối cảnh mới. Đặc biệt, thực tiễn đang đòi hòi cần hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển bền vững và trước những vấn đề mới phát sinh.
Do vậy, tại Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành đã đề ra một trong những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư.
Theo đó, xây dựng cụ thể danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế; ngoài danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam không có nhu cầu bảo hộ. Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Đồng thời, đổi mới cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; xây dựng, bổ sung cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt cam kết; phân biệt ưu đãi giữa các ngành, nghề đầu tư khác nhau. Có chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ dựa trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện. Áp dụng nguyên tắc ưu đãi đầu tư gắn với việc đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thể và cơ chế hậu kiểm, yêu cầu bồi hoàn khi vi phạm các cam kết.
Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Ngoài ra, xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến.
Nâng cấp, hoàn thiện quy định của pháp luật về công nghiệp hỗ trợ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, dần tiến tới tự chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cân đối, hợp lý giữa các vùng, miền; bảo đảm việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển...
Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
Đa dạng hóa và phát huy có hiệu quả mô hình hợp tác công - tư (PPP) vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, thực hiện thí điểm đối với các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới để tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...
PV
Tin liên quan
#đầu tư nước ngoài

Ngành, nghề nào hạn chế tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài?
Hạn chế về tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đã được quy định tại các văn bản pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế về đầu tư.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm tăng 18,5%
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 3 tháng đầu năm. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,2 tỷ USD, chiếm 32,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Quý I/2021, vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD
Trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD.

Nguồn vốn đầu tư FDI kỳ vọng hoạt động kinh doanh sản xuất tiếp tục mở rộng
Trong 2 tháng đầu năm 2021, thu hút FDI tiếp tục có tín hiệu khởi sắc khi nhiều nhà đầu tư thông báo kế hoạch mở rộng và tăng vốn tại Việt Nam, với việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động kinh doanh sản xuất tiếp tục mở rộng.

Kiên Giang: Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào 5 lĩnh vực
Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn, tỉnh Kiên Giang xác định lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường phù hợp với tiềm năng, thế mạnh.

RCEP mang đến cả cơ hội và thách thức đan xen cho Việt Nam
Đặt trong bối cảnh tranh luận về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là thương mại, đầu tư nước ngoài... đã trở nên “đa chiều” hơn, nhìn nhận về RCEP có đan xen cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Đọc thêm Chính sách
Thừa Thiên Huế thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khuyến nông tỉnh giai đoạn 2021-2025
Ngày 31/3/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 673/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
Kiểm tra sau thông quan cần chú trọng thu thập thông tin để tránh tràn lan
Tổng cục Hải quan đang chú trọng vào công tác thu thập thông tin và xây dựng kế hoạch, trọng tâm, trọng điểm, tránh kiểm tra tràn lan, kém hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Chú trọng phát triển công nghiệp bền vững theo hướng kinh tế xanh
Thừa Thiên Huế sẽ chú trọng phát triển công nghiệp (CN) bền vững theo hướng phát triển kinh tế xanh trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh, hiệu quả về nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo vệ môi trường.
Hệ thống cơ quan quản lý thú y các cấp tăng cường nâng cao năng lực chuyên ngành
Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được kiện toàn, tăng cường năng lực; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế. Đó là mục tiêu chung của Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Người lao động sẽ mất nhiều quyền lợi khi thanh toán BHXH 1 lần
Nhận BHXH một lần có thể dẫn đến những thiệt thòi về quyền lợi trước mắt và cả lâu dài cho người lao động. Ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, nhiều lao động mất việc. Do vậy, thời gian qua đã có nhiều người buộc phải thanh toán BHXH 1 lần.
Qúy I/2021 ngành gỗ ghi nhận thêm 10 dự án FDI mới
Ghi nhận từ Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, quý I/2021, ngành gỗ nhận 10 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư 112,51 triệu USD, trong đó, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về số dự án đầu tư mới.
Tổng cục Hải quan yêu cầu xử lý dứt điểm hàng hóa tồn đọng tại các kho bãi
Hiện nay còn tình trạng hàng hóa tồn đọng với số lượng lớn, thời gian tồn đọng kéo dài chưa được xử lý dứt điểm; thời hạn xử lý hàng hóa tồn đọng chưa kịp thời, chưa đáp ứng về thời gian theo quy định của pháp luật.
''Truy vết'' người bán hàng online qua sàn thương mại điện tử, ngân hàng... để thu thuế
Một người bán quần áo online vừa bị truy thu thuế hơn 500 triệu đồng bằng cách "truy vết" trên mạng. Cơ quan thuế cũng đưa ra cách mới với hộ kinh doanh, theo đó sẽ "nắm người có tóc" là các tổ chức có liên quan và dòng tiền chi trả.
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 115 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp
Dự kiến tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn theo chính sách giãn, hoãn thời hạn nộp thuế tại dự thảo nghị định của Bộ Tài chính là 115.000 tỷ đồng.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản hướng tới mục tiêu 14 tỉ USD trong năm 2021
Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị đồng chủ tri hội nghị.