Thực phẩm giúp giảm đau khớp trong mùa đông. |
Khi trời lạnh, áp suất khí quyển giảm xuống khiến các mô xung quanh khớp như cơ và gân giãn nở, dẫn đến tăng áp lực trong khớp. Nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất, gây cứng khớp và cảm giác đau.
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất và nó là bệnh ảnh hưởng đến khá nhiều người. Đau và sưng là những biểu hiện phổ biến nhất khi bị viêm khớp.
Trời lạnh không gây ra viêm khớp nhưng nó có thể làm tăng cảm giác của các cơn đau xương khớp. Vào mùa lạnh, người cao tuổi hoặc người có bệnh xương khớp thường "khổ sở" vì các khớp sưng tấy và đau.
Vì sao trời lạnh thường bị đau xương khớp? |
Luôn giữ ấm cơ thể: Chú ý giữ ấm cơ thể để đảm bảo không bị nhiễm lạnh gây ra các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, bàn chân.
Nghỉ ngơi hợp lý: Để giảm đau xương khớp mùa lạnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giảm vận động để làm giảm áp lực cho khớp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh ngồi, nằm trong một tư thế quá lâu có thể làm tê cứng các khớp và gây đau mỏi. Vận động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về xương khớp như thoái hóa.
Tập luyện xương khớp: nếu hạn chế cử động sẽ khiến tình trạng tê cứng khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, thay vì hạn chế vận động để giảm đau thì nên có chế độ vận động và tập luyện xương khớp nhẹ nhàng, hợp lý. Việc này sẽ giúp lưu thông máu và khí huyết được tốt hơn, giúp tăng cường máu nuôi dưỡng khớp và dịch bôi trơn khớp. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ, đạp xe, ... vừa giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp, vừa giúp tăng cường sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đủ chất, duy trì cân nặng và hạn chế thừa cân, béo phì sẽ giúp làm giảm áp lực cho khớp, từ đó phòng ngừa đau xương khớp. Uống nhiều nước, tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, chứa nhiều collagen, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và nuôi dưỡng khớp.
Mặc dù không có chế độ ăn nào chữa khỏi bệnh viêm khớp, nhưng một số loại thực phẩm hỗ trợ xương chắc khỏe và giảm sưng khớp.
Ăn gì giảm đau khớp mùa lạnh? |
Cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá hồi và cá thu giàu axit béo omega-3 có khả năng chống viêm liên quan đến đau khớp. Cá béo đánh bắt từ biển còn chứa nhiều axit béo tốt là EPA và DHA.
Nó có thể giúp giảm sản xuất tế bào miễn dịch và các cytokine (enzym) có thể gây viêm. Điều làm cho những nguồn omega-3 này trở thành nguồn bổ sung đáng giá cho thực đơn của những người bị viêm khớp là khả năng ức chế chứng viêm của chúng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mỗi người nên ăn ít nhất 80-120 g cá hai lần mỗi tuần.
Gừng
Gừng có thể ngăn chặn sản xuất các chất thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể. Do đó, uống trà gừng có thể cải thiện chức năng khớp. Dùng 5 - 10g gừng tươi mỗi ngày nhất là mùa đông có cải thiện đáng kể bệnh lý viêm khớp hoặc ngâm miếng gừng trong nước sôi để pha trà. Chất chống viêm trong gừng cho rằng có những lợi ích tương đương với những lợi ích của thuốc chống viêm không steroid.
Có thể làm rượu gừng dùng để xoa bóp ngoài khớp giúp làm ấm nóng, tăng tuần hoàn máu có thể giúp giảm đau, tuy nhiên khi sử dụng cần thận trọng không nên lạm dụng.
Hành và tỏi
Tỏi và hành là nguyên liệu phổ biến trong chế độ ăn uống hang ngày. Tỏi có chứa diallyl disulfide - một hợp chất chống viêm. Điều đó có thể giúp hạn chế tác dụng của cytokine và có thể giúp giảm đau xương khớp.
Có thể sử dụng hành tỏi thường xuyên nhưng mỗi ngày, một người chỉ nên dùng không quá 4g tỏi và 1 củ hành (tương đương 4 – 5g hành).
Trà xanh
Trà xanh hoặc các loại trà mạn rất giàu polyphenol, là một hợp chất từ thực vật có tác dụng chống viêm mạnh, rất có lợi cho cho bệnh nhân viêm khớp. Trong đó, trà xanh được coi là nước uống có lợi nhất vì chứa thành phần hoạt chất polyphenol loại epigallocatechine 3-gallate (EGCG).
EGCG được chứng minh là có hoạt tính chống oxy hóa mạnh gấp 100 lần so với vitamin C và E. Ngoài ra, hoạt chất này còn được cho là có tác dụng trong việc bảo tồn sụn và xương.
Dầu ô liu
Một trong những chất chống oxy hóa chính được tìm thấy trong dầu ô liu nguyên chất là oleocanthal. Oleocanthal tham gia vào các cơ chế hoạt động khác nhau trong việc giảm các bệnh liên quan đến viêm, bao gồm bệnh thoái hóa khớp, bệnh thoái hóa thần kinh…
Một người nên ăn 1-4 muỗng canh dầu ô liu trong ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên tiêu thụ dầu ở mức độ vừa phải, dù nó tốt cho sức khỏe như thế nào đi nữa.
Dầu ô liu nguyên chất có thể phát huy tác dụng chống viêm khi được tiêu thụ vào một thời điểm cụ thể trong ngày, sử dụng vào buổi sáng khi thức dậy được cho là phát huy tác dụng tốt nhất.
Rau xanh
Các loại rau xanh như bông cải xanh và rau bina có nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và sắt. Bông cải xanh có chứa một hợp chất gọi là sulforaphane, giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp (vấn đề về xương). Ngoài ra, rau bina rất giàu chất chống oxy hóa có tên là kaempferol. Nó có thể làm giảm tác dụng của các tác nhân gây viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp.
Lưu ý, mùa lạnh, người bệnh xương khớp nên tránh ăn thực phẩm giàu natri để hạn chế cơn đau. Khi ăn thực phẩm có nhiều muối (natri) khiến cơ thể bạn mất canxi và có thể dẫn đến loãng xương. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều muối còn có thể làm tăng nguy cơ các bệnh không lây nguy hiểm như tăng huyết áp và các biến cố tim mạch khác…
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!