![]() |
Cách tập thể dục đúng khi thời tiết lạnh để tránh đột quỵ. |
![]() |
Đột quỵ là gì? |
Nguyên nhân đột quỵ được xác định là do não bị thiếu máu khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn (vì hẹp động mạch bởi động mạch bị xơ vữa hoặc do cục máu đông hay cục xơ vữa động mạch ngay tại não hoặc cục xơ vữa động mạch bị bong ra từ nơi khác trong cơ thể theo dòng máu đưa đến); do động mạch não bị vỡ khiến cho não không nhận đủ oxy gây ra tình trạng đột quỵ. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và não bị tổn thương.
Đột quỵ não chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao và nếu sống sẽ để lại một số di chứng về tâm thần kinh, vận động vĩnh viễn cho người bệnh. Do đó hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như tê liệt, cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…
Đột quỵ trong lúc chơi thể thao, tập luyện thể dục thường gặp ở người có sẵn yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Bản thân người có nguy cơ đột quỵ cũng không kiểm soát được mức độ tập luyện, dẫn đến quá sức.
Ngoài ra, khi tập thể dục, thể thao quá sức khiến cơ thể mất nước và các chất khoáng cần thiết quá nhiều mà người tập không bổ sung kịp thời cho cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Theo các chuyên gia y tế, những người có tiền sử mắc bệnh về tim mạch, bệnh liên quan tới hệ hô hấp nếu không biết cách tập thể dục, thể thao hiệu quả thì có thể đột quỵ bất cứ lúc nào.
Tê cóng
Tê cóng là sự đóng băng của da hoặc mô. Ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, tai, mũi và má là những vùng trên cơ thể bạn dễ bị tê cóng nhất. Sự tê cóng xảy ra khi các mạch máu trên da bị co lại và vì ít máu có thể chảy qua mạch bị co lại nên chất lỏng trong và xung quanh tế bào da sẽ hình thành các tinh thể băng.
Có hai loại tê cóng: tê cóng bề ngoài và tê cóng sâu. Khi bị tê cóng bề ngoài, phần da bị ảnh hưởng sẽ chuyển sang màu xám hoặc vàng, nhưng da vẫn mềm mại. Sau khi tan băng, da trở nên đỏ và bong tróc. Khi bị tê cóng sâu, da trông như sáp và có cảm giác cứng. Khi tan băng, nó chuyển sang màu xanh hoặc tím và có thể phồng rộp.
Hạ thân nhiệt
Khi thời tiết lạnh, cơ thể bạn có thể mất nhiệt nhanh hơn mức bạn có thể tạo ra. Điều này có thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể thấp bất thường hoặc hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt có thể khiến bạn buồn ngủ, lú lẫn và vụng về. Bởi vì nó xảy ra từ từ, bạn có thể không nhận ra mình cần được giúp đỡ.
Bất cứ ai dành nhiều thời gian trong thời tiết lạnh đều có thể bị hạ thân nhiệt. Trẻ sơ sinh, người già và người mắc bệnh tim đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh.
Khi chúng ta già đi, việc duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường trở nên khó khăn hơn. Người cao tuổi dường như tương đối không nhạy cảm với điều kiện lạnh vừa phải, họ có thể bị hạ thân nhiệt mà không hề hay biết.
Bỏng lạnh
Bỏng lạnh (tình trạng nhẹ của tê cóng) là tình trạng mẩn đỏ và cảm giác ngứa ran ảnh hưởng đến má, mũi, tai, ngón tay và ngón chân sau khi chúng tiếp xúc với cái lạnh.
Bỏng lạnh có thể được điều trị tại nhà bằng cách từ từ làm ấm lại các bộ phận cơ thể bị lạnh trong nước ấm. Nếu bàn tay hoặc ngón tay của bạn bị tê cóng, hãy nhờ người khác kiểm tra nhiệt độ nước cho bạn vì bàn tay bị tê sẽ không cảm nhận được nhiệt.
Tăng nguy cơ nguy hiểm cho tim mạch
Phơi nhiễm lạnh làm tăng nhịp tim, huyết áp và áp lực lên hệ tim mạch, đặc biệt nguy hiểm với người có tiền sử bệnh tim mạch. Co mạch và tăng đông máu trong thời tiết lạnh cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Vấn đề hô hấp
Không khí lạnh, khô có thể kích ứng niêm mạc đường hô hấp, gây co thắt phế quản hoặc hen suyễn khi tập luyện.
Ức chế miễn dịch
Luyện tập quá sức trong thời tiết lạnh có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các bệnh cảm lạnh.
Chấn thương cơ xương khớp
Cơ và khớp kém linh hoạt hơn trong thời tiết lạnh, làm tăng nguy cơ căng cơ, bong gân, và chấn thương.
![]() |
Tập thể dục vào mùa đông, lưu ý gì để phòng đột quỵ? |
Khi bị mắc bệnh nền (tăng huyết áp, đái đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao…) luôn phải tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ khám bệnh cho mình, không bỏ thuốc hoặc không tự động mua thuốc để điều trị. Đối với các đối tượng này khi muốn tập thể dục thường xuyên hoặc chơi một môn thể thao nào đó nên hỏi ý kiến của bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa tim mạch, hô hấp, nội tiết…
Thêm vào đó, để tầm soát các yếu tố nguy cơ và điều trị sớm một bệnh nền nào đó, người bệnh cần khám bệnh định kỳ và luôn có ý thức phòng bệnh cao, nhất là với giới trẻ, tâm lý chủ quan, coi thường khám sức khỏe định kỳ.
Hơn nữa, một số thói quen xấu khiến nhiều người có thể bị đột quỵ khi tập thể dục, chơi thể thao cần được cải thiện hoặc từ bỏ như lạm dụng đồ uống có cồn hoặc có thói quen thức khuya, sinh hoạt không điều độ sẽ ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Ăn nhiều thức ăn nhanh cũng ảnh hưởng rối loạn chuyển hóa lipd máu, tăng nguy cơ thừa cân béo phì, xơ vữa mạch máu, vì vậy cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này, đặc biệt người đã có bệnh nền.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!