![]() |
6 thói quen hằng ngày giúp bảo vệ thận khoẻ mạnh hơn. |
Thận là bộ phận nằm bên trong cơ thể, có kích thước chỉ bằng nắm tay, ở dưới cùng của lồng xương sườn, hai bên cột sống. Thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như lọc các chất thải và các tạp chất ra khỏi máu của bạn. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang, sau đó được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
Bên cạnh đó, thận còn giúp điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Thận cũng là cơ quan sản xuất các hormone giúp điều chỉnh huyết áp và kiểm soát việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
Ngoài ra, thận còn kích hoạt một dạng vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi để tạo xương và điều chỉnh chức năng cơ bắp.
Duy trì sức khỏe của thận là điều quan trọng để nâng cao sức khỏe nói chung. Khi thận khỏe mạnh sẽ giúp loại bỏ chất độc trong cơ thể, đồng thời sản xuất hormone giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Chúng ta có thể phòng ngừa các bệnh về thận thông qua thay đổi lối sống và thực hiện thói quen lành mạnh mỗi ngày. Dưới đây là một số thói quen giúp thận khỏe mạnh:
![]() |
Một số thói quen giúp thận khỏe mạnh. |
Không có phép thuật nào giúp thanh lọc thận bằng việc uống nước. Tốt nhất là duy trì thói quen uống 8 ly nước mỗi ngày, giúp bổ sung nước cho cơ thể và đặc biệt rất tốt cho thận.
Nước giúp loại bỏ natri và chất độc khỏi thận của bạn. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Hãy uống ít nhất 1,5 đến 2 lít mỗi ngày để duy trì sức khỏe của bạn. Lượng nước uống mỗi ngày còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, các bài tập thể dục, giới tính và sức khỏe của mỗi người. Hoặc nếu bạn đang mang thai hay đang cho con bú cơ thể sẽ cần một lượng nước khác với người có sức khỏe bình thường.
Những người từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi trong tương lai.
Thừa cân và béo phì làm tăng áp lực lên thận, có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và cao huyết áp - hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Do đó, mọi người nên giữ mức cân nặng hợp lý bằng cách kết hợp chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện.
Những người mắc bệnh tiểu đường, hoặc lượng đường trong máu cao (vì bất kể nguyên nhân gì) đều có thể bị tổn thương thận. Khi các tế bào cơ thể bạn không thể sử dụng glucose (đường), thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
Tuy nhiên, nếu kiểm soát lượng đường trong máu tốt, bạn sẽ giảm được nguy cơ thận bị tổn thương. Ngoài ra, nếu tổn thương được phát hiện sớm, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị để giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương thận tiến triển.
Tập thể dục giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, kiểm soát huyết áp và cholesterol, tăng cường sức mạnh và sức bền, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, thận, tiểu đường, tăng huyết áp. Vận động cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ chức năng thận hiệu quả, cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường sức đề kháng. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, chọn các môn như đi bộ, chạy bộ và bơi lội tốt cho tim mạch.
Hút thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu, làm suy giảm khả năng lọc máu của thận và tăng nguy cơ mắc các bệnh thận mạn tính. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp bảo vệ thận mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch, phổi và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Đây là cách để cơ thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết. Hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa nhiều glucose, dầu mỡ, bơ thực vật, đồ ăn chế biến sẵn vì chứa nhiều muối, các chất béo bão hòa gây rối loạn chuyển hóa. Thay vào đó ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Người bệnh thận cần hạn chế protein, natri và phốt pho để giảm gánh nặng lên thận.
Một số thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp như súp lơ, việt quất, cá biển hay ngũ cốc, thịt cá nạc có giá trị sinh học cao tốt cho người suy thận. Bác sĩ sử dụng protein từ thực vật hay động vật phụ thuộc chế độ ăn, thói quen ăn uống theo từng người bệnh. Tuy nhiên, ưu tiên các loại sản phẩm ít phốt pho, kali, natri, chất béo bão hòa, glucose để bảo vệ sức khỏe cho thận.
Ngoài ra, cũng cần cẩn thận với các thuốc kháng sinh: Những loại thuốc chống lại vi khuẩn có thể làm hỏng thận nếu bạn sử dụng chúng quá thường xuyên. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi thận khỏe mạnh với chức năng bình thường, nhưng vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn nếu thận của bạn vốn đã hoạt động không tốt. Một số nhóm kháng sinh như Penicillin, Sulfonamide và Cephalosporin là những loại gây nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng thận hơn. |
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!